Thứ Tư, 26 tháng 1, 2022

 https://baotiengdan.com/2022/01/25/sao-tham-nhung-van-cu-tro-tro/feeds/posts/default

 https://baotiengdan.com/2022/01/24/neu-vtv-tu-te-thi-biet-xin-loi-toi/feed

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Theo định nghĩa của LHQ, quân lực VNCH và quân đội CSVN, ai là “Lính đánh thuê”?

3-4-2020
Hố Chí Minh và Mao Trạch Đông. Ảnh: Getty images
Các bạn trẻ tại Việt Nam nghe ba chữ “lính đánh thuê” từ khi mới tập đọc nhưng chắc không hiểu rõ định nghĩa quốc tế của ba chữ này.
Theo Nghị định thư (Protocol) 1977 được Liên Hiệp Quốc công bố ngày 8 tháng 6 năm 1977 để đính kèm theo Công Ước Geneva quy định các nguyên tắc hành xử trong một xung đột võ trang ra đời năm 1949, những điểm căn bản định nghĩa lính đánh thuê (mercenary) gồm: (1) không thuộc quân đội chính thức của chính phủ, (2) được tuyển dụng tại địa phương hay nước ngoài để tham gia một cuộc xung đột võ trang chỉ vì ước muốn riêng tư và được hứa đền bù cao hơn một người lính cùng cấp trong lực lượng võ trang của chính phủ mướn người đó, (3) không phải thành viên hay đang cư ngụ trên lãnh thổ được kiểm soát bởi chính phủ.
Theo định nghĩa trong Nghị định thư 1977, người lính miền Nam không đánh thuê cho ai cả mà chỉ chiến đấu trong một cuộc chiến tranh tự vệ trên mảnh đất mà chính họ chọn làm quê hương và nhiều trong số họ đã chết trên mảnh đất đó.
Nếu gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa là lính đánh thuê cho Mỹ vì Mỹ trang bị vũ khí, tài trợ là không đúng với các định nghĩa quốc tế cũng như thực tế chiến tranh.
Trong Thế chiến Thứ hai, phần lớn trong khoảng 60 quốc gia trực tiếp hay gián tiếp đứng về phía đồng minh, trong đó có Liên Sô và đã nhận vũ khí của Mỹ qua đạo luật Lend-Lease Act nhưng không ai gọi họ là “lính đánh thuê” vì họ có kẻ đối đầu chung là Khối trục. Tương tự, từ khi bắt đầu cuộc chiến cho đến khi Hiệp định Paris ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973, quyền lợi và mục đích chiến lược của Mỹ và VNCH giống nhau là ngăn chận làn sóng CS tràn xuống phía Nam Việt Nam. Sau khi Mỹ thay đổi trục chiến lược bằng việc thỏa hiệp với Trung Cộng, VNCH phải chiến đấu trong cô đơn và cô thế.
Nói rộng hơn, ngoại trừ các hoạt động gián điệp mà bất cứ cuộc chiến tranh lớn nào cũng có, Việt Nam Cộng Hòa không chủ trương đánh chiếm miền Bắc. Nếu CS miền Bắc, tính luôn các thành phần CS cài lại ở miền Nam sau 1954, để yên cho miền Nam ổn định và phát triển về mọi lãnh vực thì đã không có gì xảy ra.
Nếu áp dụng Nghị định thư 1977 trong Công ước Geneva 1949, câu hỏi “Người lính miền Bắc có đánh thuê không?” lại có vẻ thích hợp hơn và đáng phân tích hơn.
Những người lính miền Bắc thỏa mãn các điều kiện căn bản của định nghĩa “lính đánh thuê” vì (1) “không thuộc quân đội chính thức” mà là các thành phần khủng bố, xâm lược, được lén lút đưa vào Việt Nam Cộng Hòa từ một quốc gia khác, trong trường hợp này là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), (2) vô thừa nhận, đảng CSVN có một thời không thừa nhận những thanh niên nói giọng Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng v.v.. bị quân đội VNCH bắt được là từ miền Bắc mà cho họ là “nhân dân miền Nam tự đứng dậy”, (3) chỉ phục vụ cho quyền lợi của những kẻ trả lương và cung cấp vũ khí trong đó gồm đảng CSVN, Liên Sô và Trung Cộng.
Không chỉ rút ra từ Công ước Geneva mà từ cấp cao nhất của đảng CSVN cho đến cấp cao nhất của nhà nước VNDCCH đều thừa nhận “lính miền Bắc là lính đánh thuê”.
Lấy các phát biểu của Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng và Nguyễn Mạnh Cầm để chứng minh.
Về phía đảng, Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng CSVN thừa nhận quân đội CSVN là quân đội đánh thuê.
Nhân dịp “40 năm ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam”, Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Bộ trưởng Ngoại Giao CSVN, khi trả lời phóng viên Tuần Việt Nam đã nhắc lại câu nói của Lê Duẩn: “Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!”
Để công bằng và trung thực cho câu nói của Lê Duẩn, xin lưu ý, một số tài liệu khi viết lại đã cố tình bỏ chữ “cả” để vạch ra bộ mặt đánh thuê của CSVN là “đánh cho Trung Quốc và Liên Sô”. Thật ra, trong câu đó có chữ “cả” nữa, nhưng “cả” gồm những ai, xin đọc tiếp.
Câu trả lời của Lê Duẩn có thể phân tích đầy đủ hơn gồm “cho ta”, “cho Trung Quốc” và “cho Liên Sô”:
(1) Quân đội CS miền Bắc “đánh cho ta” nhằm CS hóa toàn cõi Việt Nam. Nếu theo dõi dòng lịch sử đảng CS từ thập niên 1920 khi Hồ Chí Minh nước mắt chảy dài đọc “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lenin viết ngày 5 tháng 6, 1920 cho đến hôm nay rồi đem so sánh giữa thực tế đất nước qua cách sống như vua chúa của tập đoàn cai trị CS bên cạnh những mái tranh nghèo của hơn 90 triệu dân còn lại, sẽ thấy “ta” trong câu của Lê Duẩn là đảng CSVN chứ không phải toàn dân Việt Nam.
(2) Quân đội CS miền Bắc đánh thuê cho Trung Cộng để bảo vệ vùng an toàn phía nam quan trọng của Trung Quốc và cửa ngõ ra Biển Đông. Chính sách bành trướng nhanh chóng của Tập Cận Bình ngày nay một phần do quan điểm Trung Quốc và Việt Nam như anh với em, như môi với răng, như nước với sữa mà CSVN đã lặp đi lặp lại từ lâu.
Nếu CSVN biết cứng rắn như Philippines hay kiên quyết như Bắc Hàn thì dù không chận đứng hẳn ít ra đã làm họ Tập chậm chân chứ không có những căn cứ, những phi trường quân sự trên đảo Chữ Thập của Việt Nam như ngày nay.
(3) Quân đội CS miền Bắc đánh thuê cho Liên Sô để giảm áp lực của Mỹ bằng một mặt trận nóng trong Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Sô. Giới lãnh đạo CS Liên Sô biết không sớm thì muộn Liên Sô sẽ nguy khốn nếu không làm chậm cuộc chạy đua võ trang với Mỹ.
Về phía chính phủ CS, Phạm Văn Đồng, thủ tướng CSVN, cũng thừa nhận quân đội CS đánh thuê cho Trung Cộng.
Đoạn đối thoại dưới đây giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng trích trong tác phẩm On China của Henry Kissinger. Chu Ân Lai nói với Phạm Văn Đồng: “Trong một thời gian dài, Trung Quốc bị Mỹ bao vây. Bây giờ Liên Xô bao vây Trung Quốc, ngoại trừ phần Việt Nam.” Phạm Văn Đồng cam kết: “Chúng tôi càng quyết tâm để đánh bại đế quốc Mỹ bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam.” Chu Ân Lai thỏa mãn: “Đó chính là lý do chúng tôi ủng hộ các đồng chí.”
Như vậy, cả đại diện cho đảng và nhà nước CS đều thừa nhận những người lính từ Bắc Việt và các thành phần cài lại ở miền Nam đều là lính đánh thuê, đúng theo tinh thần của Công ước Geneva 1949.
Quan điểm Mao Trạch Đông về chiến tranh tại Việt Nam phù hợp với cách giải thích của Lê Duẩn. Theo đó, giống như trong chiến tranh Triều Tiên, là tạo một vùng độn trong biên giới phía nam Trung Quốc. Để thực hiện chủ trương này, Trung Cộng đã chi dụng gần như hầu hết võ khí, đạn được cho CSVN. Trung Cộng là mẹ đỡ đầu của các chính sách và chiến lược chiến tranh của đảng CSVN từ 1949 đến 1954.
Giai đoạn đầu của chiến tranh, Mao chỉ muốn miền Bắc là phên giậu và thỏa mãn sau khi đạt được mục đích đó.
Theo nghiên cứu của Chen Jian trong China’s Involvement in the Vietnam War, 1964-69, Bành Đức Hoài, 24 tháng 12, 1955 thông báo cho Võ Nguyên Giáp biết các đoàn cố vấn quân sự Trung Cộng sẽ rút về nước hết vào tháng 3, 1956. Tuy nhiên khi chiến tranh leo thang, Trung Cộng cảm thấy vùng an toàn phía nam lần nữa bị đe dọa nên đổi ý và gia tăng viện trợ cho CSVN cho đến khi chấm dứt chiến tranh.
Quan điểm Liên Sô về chiến tranh Việt Nam xác định chủ trương mướn người Việt đánh người Mỹ.
Mặc dù trước đó tỏ ra lạnh nhạt trong nhưng khi cuộc chiến leo thang, Liên Sô từng bước trở thành phe có lợi trong chiến tranh tại Việt Nam. Liên Sô vượt qua cả Trung Cộng trong việc cung cấp vũ khí, viện trợ kinh tế và các phương tiện tuyên truyền cho CSVN. Để làm gì? Ngày nay các tài liệu cho thấy, Liên Sô muốn (1) dùng người Việt để đánh Mỹ, (2) cố gắng nhận chìm bộ máy quân sự của Mỹ, (3) cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Cộng trong các nước thuộc phe “xã hội chủ nghĩa”, và (4) quan trọng nhất là giảm ưu thế của Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang.
Tóm lại, quan điểm của Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Trung Cộng và Liên Sô về lý luận lẫn thực tế đều giống nhau.
Nhưng nếu đem câu “người lính miền Bắc có đánh thuê hay không?” để hỏi một cựu cán binh CS đã từng chiến đấu ở miền Nam trước 1975, chắc chúng ta sẽ nhận câu trả lời “không phải.”
Nếu ai đó tiến bộ về nhận thức chính trị thì nhiều lắm chỉ thừa nhận họ bị gạt, bị lừa nhưng vẫn cho khẩu hiệu “đánh bại chính sách thực dân mới của đế quốc Mỹ” là đúng và “thống nhất đất nước” là tình cảm tự nhiên. Tuy nhiên, cho tới nay, chắc không bao nhiêu người hiểu “chủ nghĩa thực dân mới” là gì và tình cảm “thống nhất đất nước” kia từ đâu mà có.
Một số khác cũng trả lời “không phải”, không có nghĩa là họ không thấy, không biết, không nhận ra sự thật sau nhiều nghìn đêm mất ngủ, nhưng chỉ vì không đủ can đảm để từ chối một phần đời trai trẻ của mình và nhất là mất đi những gì họ đang có hôm nay.

Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ hay là “cơn bão trong tách trà”

26-11-2017
Ảnh: internet
Dư luận đang dậy sóng vì một bài đăng trong kỷ yếu của một cuộc hội thảo về chữ Quốc ngữ. Tác giả của bài báo cáo đó là PGS TS Bùi Hiền. Ông cho VTC News biết đã nghiên cứu vấn đề cải tiếng chữ Quốc ngữ đã 30 năm. Kết quả là những đề xuất táo bạo, giảm số lượng ký tự từ 38 xuống 31 chữ bằng cách thay ng bằng q; đ bằng d; c, k, q bằng k; ph bằng f; s, x bằng s; gi, d, r bằng z; nh bằng n’; th bằng w; v.v. Mà đó mới chỉ là phụ âm, còn cải tiến về nguyên âm thì ông hứa hẹn sẽ công bố vào tháng 3/2018.
Lý do của sự cải tiến này, theo ông là chữ quốc ngữ không triệt để theo nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.
Không khó để thấy rằng đề xuất của ông rất bấp bênh về mặt thực tiễn. Trước hết, những thay thế như ng bằng q, th bằng w, … sẽ gây khó khăn không đáng có khi học sinh học ngoại ngữ vì chữ Việt trở thành một ngoại lệ duy nhất trên thế giới: không có hệ chữ viết Latin nào lại gán cho các con chữ q, w một cách phát âm như thế. Thứ hai, cách viết cải tiến của ông dựa vào tiếng Hà Nội, do đó việc nhập một ch-tr, s-x, gi-d-r sẽ tạo ra hàng loạt các từ đồng tự (homograph), gây trở ngại cho việc nhận hiểu nghĩa từ: chẳng hạn các từ tra và cha đều viết là casa và xa đều viết là sagiada và ra đều viết là za. Đó là chưa kể tại sao lại loại trừ sự phân biệt tr-ch, s-x, d-r vốn phổ biến ở các phương ngữ khác, viện lý do phải căn cứ vào tiếng Hà Nội. Thứ ba, việc nghiên cứu 30 năm của ông về việc cải tiến chữ Quốc ngữ vẫn để lộ khuyết điểm rất khó hiểu: của và quả vốn đọc rất khác nhau lại đều được viết là kủa, vi phạm cái nguyên tắc do chính ông đề ra: “mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt”. Thứ tư, sự cải tiến một cách quyết liệt như thế sẽ tạo ra một đứt gãy văn hóa giữa các thế hệ, giữa những người chỉ biết cách viết “mới” với di sản tư liệu chữ Quốc ngữ “cũ”. Thứ năm, muốn khắc phục phần nào (chỉ phần nào thôi) sự đứt gãy văn hóa đó, phải tốn một khoản tiền khổng lồ để chuyển kho tư liệu vốn được viết theo cách viết “cũ” sang cách viết “mới”.
Nhưng trên hết, cái ý tưởng giải quyết chữ viết chỉ dựa vào âm vị học chẳng qua chỉ là làm sống dậy một cái xác tưởng đã rữa nát. Năm 1897, Hội Ngữ âm học quốc tế ra đời và công bố hệ ký tự gọi là IPA, làm dấy lên một phong trào rầm rộ đòi cải tiến chữ Pháp và nhất là chữ Anh vì cho rằng hai hệ chữ này không khoa học, một âm được ghi bằng nhiều cách viết và một cách viết lại ghi nhiều âm. Từ đó đến nay, hai hệ chữ này vẫn không thay đổi mảy may: không một cải tiến nào được chấp nhận. Tình hình tương tự đối với chữ Quốc ngữ. Năm 1902 một Uỷ ban cải cách chữ Quốc ngữ được thành lập tại Hà Nội do Jean Nicholas Chéon đứng đầu, đề ra chủ trương triệt để tôn trọng nguyên tắc mỗi chữ một giá trị kí âm. Trải qua hơn một trăm năm, thỉnh thoảng vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ lại được nêu ra và lại tiếp tục chết yểu. Chỉ xin đưa ra một ảnh chụp làm ví dụ: đề xuất của Nguyễn Bạt Tụy trong Chữ và vần Việt khoa học (1949) về cải tiến chữ Quốc ngữ thể hiện qua mấy dòng thơ Kiều.
Tác giả Bùi Hiền cho rằng đề xuất của mình bị nhiều người phản đối vì “[…] thói quen của nhiều người vẫn chứa đựng tính bảo thủ, phản xạ phủ nhận” và “Khi một số cơ quan truyền thông đọc được ở đó và nhận thấy đấy là vấn đề hay và đưa ra nhưng họ lại chưa tìm hiểu kỹ về cơ sở khoa học của nó, vì vậy khi đăng tải lên báo chí khiến vấn đề bị “ném đá””. Hơn 100 năm trước, Nguyễn Văn Vĩnh than: “Mấy năm nay có người bàn cách sửa đổi chữ quốc ngữ cho phải lẽ nhưng chẳng lý nào bằng thói quen của người ta, cho nên tuy đã có nghị định y lối Kuốk-ngữ tân-thứk, mà không ai chịu theo, tân thứk lại mang tiếng oan rằng khéo vẽ vời cho nhiễu sự” (“Chữ quốc ngữ”, Đông Dương tạp chí, số 33, 1913).
Oan chăng? Ngày nay, giới chuyên môn hiểu rằng chữ viết có chức năng hoàn toàn khác với lời nói bởi một lẽ đơn giản: nó đọc bằng mắt chứ không phải nghe bằng tai, do đó nhận diện từ ngữ qua chữ viết không giống như nhận diện từ ngữ trong lời nói. Cho dẫu có đồng âm đi nữa, thì gia (trong gia đình) và da cho người ta một nhận thức rất khác, gợi những liên tưởng rất khác. Và khi một hệ chữ viết tồn tại hàng trăm năm, thì chữ viết là văn hóa, là hồn chữ. Cho nên, mọi cải tiến theo kiểu của ông Bùi Hiền tuy có khuấy động dư luận, nhưng cũng như bao đề xuất tương tự, chỉ là – nói như một thành ngữ phương Tây – cơn bão trong tách trà, sẽ mau chóng qua đi và hoàn toàn không để lại dấu vết gì.
Bình Luận từ Facebook

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016


Thủ tướng Canada Justin Trudeau bị chế nhạo vì khen Fidel Castro là "lãnh tụ phi thường"
Source: TheGuardian Posted on: 2016-12-01
Thủ tướng Canada, có thân phụ thân thiện với nhà cách mạng Cuba Fidel Castro, đã nhướng mày ca ngợi người "lãnh tụ" huyền thoại này.

Lời bình phẩm của Justin Trudeau đuợc cho là tích cực hơn hầu hết các lãnh đạo tây phương là những người đã lên án tội vi phạm nhân quyền của Fidel Castro hoặc chỉ nhón nhén quanh vấn đề.. Hình của Enrique de la Osa / POOL/EPA
Trước cái chết của chủ tịch Castor, ông Trudeau, vì cha mình đã có sự liên hệ mất thiết với nhà cách mạng này, đã đưa ra lời chia buồn cho sự ra đi của một "lãnh tụ phi thường".
Ông Castro, chết hôm thứ Sáu vừa qua ở tuổi 90, đã được dân chúng Cuba ủng hộ vì đã xây dựng trường học và bệnh viên cho người nghèo, nhưng cũng tạo nên "nhiều đội quân thù nghịch" vì sự tiêu diệt không thương tiếc những kẻ bất đồng chính kiến. Lời bình phẩm của thủ tuớng Trudeau được cho là tích cực hơn hầu hết các lãnh đạo tây phương vì họ đã lên án những vi phạm nhân quyền của ông Castro hoặc chỉ dám nói quanh vấn đề.
Thay vì nói loanh quanh, ông Trudeau nồng nhiệt gợi lại tình bạn của cha mình với ông Castro và cuộc gặp gở của ông với 3 người con trai cùng người em của ông Castro -- là Raul, hiện là chủ tịch của nước Cuba – trong một cuộc công du mới đây tại đảo quốc này.
“Tuy Fidel Castro là một nhân vật tạo nhiều tranh cải, cả hai nhóm ủng hộ cũng như kết án ông Castro đều nhìn nhận rằng sự tận tâm và tình yêu của ông dối dân Cuba khiến họ có cảm tình sâu đậm và lầu dài với "lãnh tụ", ông Trudeau nói trong bài diển văn.
Ông gọi ông Castro là “lớn hơn cả sự sống",  là “một nhà cách mạng và diển giả của huyền thoại”.
Ông Fidel Castro là một trong những người khiên quan tài danh dự trong tang lễ của ông cựu thủ tướng Pierre Trudeau vào năm 2000.. Năm 1976, ông Trudeau Cha là người lãnh đạo đầu tiên của khối Nato đến thăm viếng nước Cuba đang nằm dưói quyền lãnh đạo của ông Castro, và đã hô hào “Vạn tuế Castro!”.


Bà Margaret Trudeau tươi cười khi chủ tịch Cuba Fidel Castro bồng con trai nhỏ Michel của bà sau khi gia đình bà đến tại thủ đô Havana, Cuba vào năm 1976. Photograph: Fred Chartrand/AP
“Tôi biết rằng cha tôi hãnh diện khi gọi ông ta là một người bạn và tôi đã có dịp gặp Fidel khi cha tôi qua đời,” thủ tướng Trudeau nói. .
Lời phát biểu của ông đã gặp phải sự lúng túng và bị chế diễu bởi nhiều người Mỹ gồm có Thượng nghị sĩ Marco Rubio của tiểu bang Florida, ông này là người Mỹ gốc Cuba.
Đây có phải là một lời phát biểu thật tình hay là chỉ lập lại của ai đó ? Bởi vì nếu là lời phát biểu thật từ ông thủ tưuớng của Canada thì thật là xấu hổ và gây bối rối” ông Rubio viết trên mạng.

Canadian Prime Minister Justin Trudeau pays tribute to Fidel Castro
Cu ba thức, Việt nam ngủ…
Nay Cu ba ngủm, Việt nam ….?

Nguyễn thị Cỏ May

Inline images 1

Câu nói thời danh của Cựu Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam khi qua viếng thăm chánh thức Cu ba năm 2009 “ Có người ví von, Việt Nam Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ ”.

Điều lạ là Nguyễn Minh Triết khai đậu Tú Tài ở Sài gòn, tức theo học chương trình giáo dục của Miền Nam, chớ không phải học trường đảng Nguyễn Ái Quốc như Nguyễn Tấn Dũng hay Nguyên Phú Trọng, và cũng khai có văn bằng Cử nhơn Toán ở Đại Học Khoa học Sài gòn (xạo) mà vẫn có thể nói được một câu như vậy, với tư cách Chủ tịch nước, quốc khách của Chủ tịch Fidel Castro . Phải chăng vì ông là cộng sản và làm tới Chủ tịch nước nên mới có được bộ óc phi thường như vậy ?

Nhắc lại giai thoại này để nói chuyện về người chủ nhà mời ông hồi tháng 9/2009 qua thăm viếng Cuba vừa đi chầu Mao và Staline. Và vô duyên là ngày 4/12 này, đảng của ông Triết ban hành quốc tang tưởng niệm đồng chí ở Cu ba. Tại sao không phải “đảng tang” vì dân Việt nam có mắc mớ xa gần gì với tên cộng sản ác ôn Fidel Castro đó ?

Chiếc Rolex vượt biển tỵ nạn cộng sản

Vừa có tin lãnh tụ cách mạng cộng sản xứ Cu ba chết, tuần báo chánh trị Le Point của Pháp liền nhắc lại câu chuyện hi hữu về chiếc đồng hồ Rolex Submariner 6536, năm 1959, đã may mắn thoát khỏi bàn tay của Fidel Castro trong chiến dịch tịch thâu và càn quét sạch tàn dư tư bản, nhờ giới buôn lậu, nay vừa tái xuất hiện .

Năm 1959, Fidel Castro cướp được chánh quyền cu ba, thiết lập ngay chế độ cộng sản độc tài ác ôn nhứt thế kỷ XX . Những gia đình khá giả tìm cách chạy trốn cộng sản, mang theo chút ít của cải trước khi bị chế độ cướp đoạt. Trong hoàn cảnh đó, một cách kỳ lạ, nhờ giới buôn lậu, chiếc Rolex Submariner 6536 của nhà Jyeria Riviera trên Đại lộ Galiano ở La Havane chuyên bán đồng hồ và nữ trang đắt tiền, thoát khỏi bàn tay cộng sản và từ đó bị quên lảng suốt hơn 50 năm . Nay sau khi có tin Fidel Castro chết lại tái xuất hiện và trở thành môt vật vô giá của giới sưu tầm đồng hồ xưa.

Chiếc Rolex Submariner 6536 ra khỏi hảng ở Suisse năm 1955, tới La Havane trước khi hạ cánh an toàn và bí mật trên đất Mỹ . Người ta nghĩ có lẽ chiếc Rolex ấy đã nằm ngủ yên trong một học tủ suốt hơn 50 năm dài . Điều đáng ngạc nhiên là chiếc Rolex lại hoàn toàn trong tình trạng nguyên vẹn . Như mới trong xưởng đem ra vậy. Lạ lùng hơn nữa là bắt gặp món đồ xưa với cả khai sanh gốc ghi năm 1955, giấy cũng không rách, không bị hư hỏng, hoen ố vì thời gian .

Hiện nay, một chiếc Rolex Submariner 6536 mới giá từ 20 000 tới 30 000 usd . Nhưng chiếc Rolex kia là vô giá vì lịch sử gian truân của nó . Nó còn là biểu hiện của lịch sử phong trào tỵ nạn cộng sản của dân cu ba . Trước đó vài năm, đồng bào Bắc Việt đã bỏ nhà cửa, chạy bán mạng, trốn cho khỏi gặp Hồ Chí Minh . Nhưng thân phận người Việt nam lại bất hạnh . Hai mươi năm sau, gặp lại tên Hồ Chí Minh ở trong Miền Nam và từ đó, cả nước sống dưới địa ngục, tới nay đưọc 41 năm .

Chiếc Rolex phước đức hơn . Tái xuất hiện khi đất nước Cu ba bắt đầu chuyển mình tiến lên dân chủ tự do . Và hạnh phúc nhứt là đúng vào lúc tên ác ôn Castro mà cả nước đã chạy trốn vừa đi chầu Mác . Dân chúng cả xứ, cả ở hải ngoại, đều hết mực vui mừng, như được hồi sanh, túa ra đường nhảy múa chào mừng cái chết của Chủ tịch nước của họ .

Những nhà độc tài và những chiếc đồng hồ đắc tiền

Độc tài không phải là cái nghề, như nghề làm chánh trị, nghề cai trị một quốc gia, mà là một “nếp sống ” . Nói cho văn chương, là một “ nghệ thuật sống ” ! Người độc tài say mê quyền lực, say mê “nghệ thuật sống ” của họ giống như người nghệ sĩ say mê nghệ thuật . Trong đời sống vật chất, họ cũng có những thú say mê như tiền bạc, sự xa hoa, gái đẹp, …

Những nhà độc tài gần đây mà nhiều người biết như Hitler, Kadhafi, Saddam Hussein, Castro có chung thú đam mê đồng hồ đắc tiền . Họ có những chiếc đồng hồ mang hình ảnh của họ hoặc những nét riêng đặc biệc của họ, ai bắt gặp là biết ngay người chủ .
Nhưng thử hỏi liệu có ai dám hoặc muốn mang trên cổ tay mình gương mặt một nhà độc tài khát máu không ? Hay giử một món đồ từng thuộc về một tên tội phạm chống nhơn loại ?

Nếu không thì chỉ có thể khêu gợi sự tò mò của những người sưu tầm vật hiếm mà thôi .

Saddam Hussein đặt Suisse làm cho ông một số đồng hồ hiệu Eterna, vỏ vàng và thép, mặt kiếng khắc chân dung Saddam Hussein, chỉ dành để tặng những thuộc hạ thân tín . Còn ông, ông mang chiếc Rolex Day-Date toàn nạm kim cương, vỏ, dây đeo đều bằng vàng y . Những lúc xuất hiện, Saddam Hussein thường huơi tay cao lên để khoe chiếc đồng hồ đắc tiền mà hiếm người có thể có được .



Năm 2009, để kỷ niệm 40 năm triều đại của mình, Đại tá Kadhafi đặc nhà Chopard mươi chiếc đồng hồ với mặt kiếng có hình của ông . Kadhafi còn có riêng một chiếc đồng hồ bằng vàng trắng, nạm kim cương và ngọc bích . Hôm 25 tháng 10 vừa qua, chiếc đồng hồ này bổng xuất hiện trong một vụ trưng bày và bán đấu giá ở nhà  Antiquorum . Nhưng kỳ lạ là không có nhà sưu tập nào muốn mua mặc dầu giá chỉ từ 30 000 tới 60 000 euros mà thôi .


Castro chết đế lại gì ?
Trước năm 1959, ở Cu ba, người Mỹ muốn làm mưa, làm gió gì cũng được . Chính điều này đã làm dân chúng cu ba bắt mản, điều kiện khai sanh phong trào cộng sản lớn mạnh và cướp chánh quyền . Giai đoạn đầu, lực lượng của Fidel Castro được dân chúng cu ba hoan nghênh thật tình vì đã đem lại cho xứ sở nền độc lập . Nhưng chỉ 5 tháng sau, bộ mặt thật của nhà cách mạng cộng sản liền hiện rỏ . Thế mà nhà văn Régis Debray của Pháp lấy vé máy chỉ cho chuyến đi để tới Cu ba hưởng ứng cách mạng thành công và gia nhập vào nhóm nhỏ thân cận của Castro . Triết gia Jean-Paul Sartre đi qua La Havane trở về Paris đầy hân hoan, phấn khởi . Ông thuật lại La Havane đang sống ngày hội lớn của dân tộc . Cu ba tự do là liều thuốc tiên cho cả thế giới . Nhưng ngay tại La Havane, nhiều hố sâu vừa được đào lên theo lệnh của Che Guevara, những cột hành quyềt cũng vừa được dựng lên bên cạnh hố để xử tử những“ kẻ thù của cách mạng ” . Fidel Castro lập danh sách . Che Guevara tự tay hành quyết một cách thản nhiên nên được biệc danh là Carnicerito – tên đồ tể con . Có ai nghĩ đó lại là người có nụ cười dịu dàng rất lảng mạn, được giới trẻ Âu châu, nhứt là Pháp, ngưởng mộ như vị anh hùng cách mạng . Ngày nay, hình, áo thung in hình Che còn bày bán ở nhiều nơi .

Khi kêu gọi dân chúng tham gia và ủng hộ cướp chánh quyền, Fidel Castro đã long trọng tuyên bố “ Cách mạng cướp đươc chánh quyền, tổ chưc tổng tuyển cử tự do ” . Nhưng chỉ 5 tháng sau, Castro vứt xọt rác lời tuyên bố, giải táng Quốc Hội, hủy bỏ Hiến pháp năm 1896 . Hội Đồng Bộ trưởng tập trung tất cả quyền hành . Thanh trừng bắt đầu ác liệt . Tử hình không dưới 15 000 người bị kết án là kẻ thù cách mạng . Nhà tù mở rộng vẫn không đủ chổ cho tù nhơn .

Những người thân cận với Castro tỏ vẻ lo sợ cho đường lối sắt máu của cách mạng liền bị Castro ra lệnh thanh toán . Che Guevara rời khỏi Cu ba vì không đồng ý với Castro, cho rằng Castro không đi đúng đường lối cách mạng . Nhũng người bất mản nhưng không trốn được đành chọn cái chết cho yên thân .
Chuyện cu ba chưa ồn ào ra bên ngoài . Đến năm 1971, xảy ra vụ án Heberto Pedilla, người lúc đầu nhiệt tình ủng hộ Castro, làm cho dư luận bắt đầu mở mắt về Cu ba . Năm 1968, ông cho phổ biến một bài thơ kín đáo mô tả sự thật của chê độ cách mạng ở Cu ba . Ba năm sau, ông bị An ninh Nhà nước bắt, đưa ra Tòa án nhơn dân . Ông phải làm tự kiểm, tự kết án mình một cách nhục nhả . Nhưng ông vẫn cảm ơn An ninh đã khoan hồng, đưa ông vào con đường ngay chánh của cách mạng, tố cáo bạn bè và cả vợ là những kẻ thù của cách mạng .

Sau vụ án này, nhiều người bắt đầu không còn mơ hồ về chế độ cúa Fidel Castro là của dân, vì dân nữa .

Huê kỳ khi thấy Cu ba tiến hành cải cách ruộng đất, quốc doanh công ty xăng dầu Texas Oil thì hiểu là Castro chọn hướng kinh tế theo liên-sô nên liền cắt đứt viện trợ cho Cu ba và cả ngoại giao, ban hành lệnh phong tỏa . Dỉ nhiên Castro lập tức ngã theo Mạc-tư-khoa và Krouchtchev chỉ có đợi chừng đó .
Năm 1961, Castro tuyên bố cách mạng cu ba là cách mạng xã hội chủ nghĩa .

Huê kỳ oanh tạc Cu ba nhưng cuộc đổ bộ tiếp theo thất bại vì Liên sô đặt giàn hỏa tiển trên đảo chỉ cách bờ biển Florida 150 km . Kennedy cho hạm đội bao chung quanh và cảnh báo Krouchtchev hể đụng tới lực lượng của Huê kỳ thì khó tránh chiến tranh giửa hai nước sẽ bùng nổ .
Sau cùng, Castro thất vọng vì Krouchtchev ra lệnh rút về .

Năm 1963, Castro thăm viếng Liên sô được hoan nghênh nhiệt liệt và được tưởng thưởng huy chương “ anh hùng cách mạng liên sô ” . Năm 1968, Castro là một trong hiếm những nhà lãnh đạo cộng sản hoan nghênh lực lượng của khối Warsovie tiêu diệt cuộc nổi dậy của dân chúng Prague .
Cu ba sống qua ngày nhờ dựa vào sự giúp đở của Mạc-tư-khoa . Đến năm 1989, Liên sô sụp đổ, Cu ba kiệt quệ .
Castro để lại được gì sau khi chết ? Cái tài sống lâu, kéo dài chế độ cộng sản độc tài ác ôn !

Còn vài người thương tiếc Castro
Ngoài Hà nội, có Tổng Bí thư đảng cộng sản Pháp, Pierre Laurent, ca ngợi Castro là “người làm một trong những cuộc cách mạnh xã hội chủ nghĩa của thế kỷ XX , Castro có thể thiết lập một xã hội công bình và có chủ quyền hơn” . Jean-Luc Mélenchon, cựu Bộ trưởng chánh phủ Mitterrand, vội ôm bông và nhang đèn chạy tới Tòa Đại sứ Cu ba cúng Castro và chia buồn. Nhưng TT Hollande, phe xã hội chủ nghĩa, lại nhận định “ chế độ thiếu nhơn quyền, ảo tưởng, một trong những chế độ cảnh sát trị ác ôn của hành tinh . Thật đáng buồn ! ”.

Triết gia Pháp, ông Michel Onfray, nhắc lại vài chi tiết lạ lùng về cái chết của Castro như tiền định tuy ông vẫn ngờ vực (25/26 ?) . Castro khởi đầu cách mạng ngày 26 / 11 / 1956 và chết ngày 26 / 11 / 2016 .

Castro thuờng tuyên bố « nghèo lắm vì cả đời làm cách mạng nên chỉ có căn chòi câu cá mà thôi ” . Nhưng chòi câu cá của ông là cả một cơ ngơi đồ sộ, cả về trang thiết bị cho tiện nghi .

Theo ông Michel Onfray, Castro lúc sống thì như « ông Hoàng dầu hỏa, lúc chết thì như nhà trọc phú » .
Đừng quên « Một người độc tài, nhứt là độc tài cộng sản, dù có hứa điều gì, tuyên bố điều gì, thì trước sau vẫn là độc tài sát khát máu » !

Nguyễn thị Cỏ May
(**) Trong bài “THE DEATH OF HO CHI MINH” (tìm thấy trên FB Hoàng Ngọc Tuấn) có đoạn viết:
“On September 2, 1969, 79-year-old Ho Chi Minh died of heart failure. North Vietnamese government then invited world leaders to attend Ho Chi Minh’s funeral. The only non-Vietnamese head of state who attended the ceremony was Prince Norodom Sihanouk, the neutralist leader of Cambodia who was anxious to show his support for the Vietnamese Communists whom he believed would win the Vietnam war. (Vào ngày 2/9/1969, cụ Hồ Chí Minh đã chết vì bệnh tim ở tuổi 79. Chính quyền Bắc Việt đã mời những nhà lãnh đạo thế giới đến dự tang lễ nhưng chỉ có một vị nguyên thủ quốc gia đến dự, đó là hoàng thân Norodom Sihanouck, một nhà lãnh đạo trung lập của nước Campuchia, luôn muốn bày tỏ sự hậu thuẫn đối với những người cộng sản Việt Nam vì ông ta tin rằng họ sẽ thắng trong cuộc chiến.)

Phiếm luận: Từ Bá Nhạc đến Fidel Castro

Posted by adminbasam on 30/11/2016
Đào Hiếu
30-11-2016
Những bóng hồng quanh Fidel Castro. Ảnh: Getty Images.
Những bóng hồng quanh Fidel Castro. Ảnh: Getty Images.
Mấy hôm nay có nhiều dư luận về cái chết của ngài Fidel Castro, về chuyện nhà nước Việt Nam quyết định để quốc tang, về chuyện ông Fidel này từng “ngủ” với 35.000 (ba mươi lăm ngàn) phụ nữ…(*)
Có người còn so bì rằng: Tại sao khi Bác Hồ thăng hà (chứ không phải “băng hà” nha quý vị) thì Fidel Castro lặn mất tiêu, chẳng thấy mặt mũi đâu, và các lãnh đạo khác trên thế giới cũng vắng mặt, chỉ có mỗi Xi-Hà-Núc của xứ Kampuchia là đến viếng tang… mà nay Fidel mất thì “quốc tang” với 21 phát đại bác? (**)
Túm lại là thiên hạ phản đối tùm lum. Toàn lũ phản động!
Riêng tôi, thì không phản đối. Mà còn ủng hộ hết mình vụ tổ chức quốc tang cho đồng chí Fidel Castro.
Tại sao không chứ?
Không cần biết đồng chí Fidel tài giỏi hay không tài giỏi. Không cần biết Fidel đã có công với Việt Nam hay không. Không cần biết Fidel đã làm được gì cho nhân dân Cuba, và có được họ yêu quý hay không… tôi cứ ủng hộ “quốc tang” cái đã. Cho chắc ăn.
Bởi vì ông là một thiên tài!
Thử điểm lại từ thời cổ đại cho tới bây giờ, các vị vua chúa, hoàng đế… đông tây kim cổ… mấy ai có khả năng quan hệ tình dục với 35.000 phụ nữ không? Đó là thiên phú, là xuất chúng, là vĩ đại, là báu vật của đời…
Ngay cả các triều đại phong kiến bên Tàu từ thời Xuân Thu, Chiến Quốc, các vua chúa có đến tam cung lục viện… tổng cộng là 9 cung và viện. Nếu tính bình quân thì 9 cái kho tàng vô giá ấy, mỗi cái chứa 1.000 mỹ nữ, thì cũng chỉ có tròm trèm 9.000 chị em. Con số ấy so với 35.000 của đồng chí Fidel chỉ là đồ bỏ!
Bạn thấy chưa? Một người xuất chúng như thế mà khi chết đi, cả thế giới không làm quốc tang có phải là… quá vô lễ không chứ?
Thú thực, khi nghe con số 35.000 nọ, tôi đã phải sụm hai đầu gối, quỳ xuống, hướng về phía Vịnh Con Heo Nọc (tiếng Tây Ban Nha: Bahía de Cochinos) lạy ba lạy mà “xổ Nho” rằng:
– Thế hữu Fidel Castro, nhiên hậu hữu Cu-Ba.
Câu nói ấy không phải của tôi, mà là của Hàn Dũ (một nhà văn đời Đường).
Hồi còn sinh viên, học ở đại học văn khoa Sài Gòn, các giáo sư có dạy tôi tác phẩm Tạp Thuyết Tứ của Hàn Dũ, trong đó có câu: “Thế hữu Bá Nhạc, nhiên hậu hữu thiên lý mã. Thiên lý mã thường hữu, nhi Bá Nhạc bất thường hữu”. (Đời có Bá Nhạc, sau đó mới có thiên lý mã. Thiên lý mã thì dễ tìm, nhưng Bá Nhạc thì cực kỳ hiếm).
Bá Nhạc là một chuyên gia về ngựa, sống vào khoảng 770-500 TCN, họ Tôn tên Dương, ông chỉ cần nhìn qua con ngựa là biết nó hay dở cỡ nào. Ngựa của ông có thể chạy ngàn dặm không biết mệt, nó chỉ ăn thóc, không ăn cỏ. Khi chạy, nó toát mồ hôi đỏ như máu, nên người đời gọi ngựa ấy là “hãn huyết câu”.
Đời nay không có Bá Nhạc nhưng có Fidel Castro. Cho nên tôi mới bắt chước Hàn Dũ mà than rằng: ” Thế hữu Fidel, nhiên hậu hữu Cu-Ba”.
Tại sao vậy?
Cách đây ít hôm có một quái nhân vốn là facebooker với hỗn danh là Dung Trung Kqd, không biết hắn tra cứu ở đâu mà phán rằng trên đời này có một nước tên là Áo (Österreich), và cũng có một nước tên là Quần, nhưng vì nước Quần là một hòn đảo, nên lâu ngày bị sóng đánh tuột mẹ nó cái quần, vì thế mới “lòi” ra Cu-Ba, nói theo ngôn ngữ bác học là “Dương Vật Bố”.
Tư liệu lịch sử ấy làm tôi bừng tỉnh: Bởi vì một người có khả năng quan hệ tình dục với 35.000 phụ nữ, thì chắc hẳn phải là “dương vật bố”. Thế chẳng phải từ cái nickname ấy mà thiên hạ mới gọi nước Quần thành Cu-Ba sao? Thế chẳng phải là: “Thế hữu Fidel, nhiên hậu hữu Cu-Ba” sao?
Túm lại, giả thuyết của Dũng kqd và giả thuyết của tôi chưa chắc cái nào đúng, chuyện đó sẽ có các sử gia phán quyết.
ĐÀO HIẾU
_______
CHÚ THÍCH:
(*) Trong bài “THE COMMUNIST DICTATOR RUMORED TO HAVE BEDDED 35,000 WOMEN” (Nhà độc tài cộng sản được cho là đã lên giường với 35.000 phụ nữ), tác giả Michelle Nati của báo ODDEE viết như sau:
“You may have thought a pop star or actor would top our list of the world’s greatest womanizers, but you would be wrong. Cuban dictator Fidel Castro has supposedly slept with 35,000 women over his lifetime. According to one ex-Castro official, he was with at least two women a day for more than four decades, one for lunch, one for supper and sometimes he even ordered one for breakfast.” (Có lẽ bạn đang nghĩ đến một ngôi sao nhạc pop hoặc là một điễn viên điện ảnh đẳng cấp thế giới, nhưng bạn đã lầm. Chính nhà độc tài Fidel Castro của xứ Cuba đã ngủ với 35.000 phụ nữ trong suốt buổi sinh thời. Theo lời một cựu sỹ quan của Fidel thì ít nhất mỗi ngày ông “bụp” 2 em: một vào sau bữa ăn trưa, một vào sau bữa tối và thỉnh thoảng một em vào sau bữa ăn sáng. Và “quy trình” ấy đã kéo dài liên tục hơn 4 thập niên).
(**) Trong bài “THE DEATH OF HO CHI MINH” (tìm thấy trên FB Hoàng Ngọc Tuấn) có đoạn viết:
“On September 2, 1969, 79-year-old Ho Chi Minh died of heart failure. North Vietnamese government then invited world leaders to attend Ho Chi Minh’s funeral. The only non-Vietnamese head of state who attended the ceremony was Prince Norodom Sihanouk, the neutralist leader of Cambodia who was anxious to show his support for the Vietnamese Communists whom he believed would win the Vietnam war. (Vào ngày 2/9/1969, cụ Hồ Chí Minh đã chết vì bệnh tim ở tuổi 79. Chính quyền Bắc Việt đã mời những nhà lãnh đạo thế giới đến dự tang lễ nhưng chỉ có một vị nguyên thủ quốc gia đến dự, đó là hoàng thân Norodom Sihanouck, một nhà lãnh đạo trung lập của nước Campuchia, luôn muốn bày tỏ sự hậu thuẫn đối với những người cộng sản Việt Nam vì ông ta tin rằng họ sẽ thắng trong cuộc chiến.)