Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016


Thủ tướng Canada Justin Trudeau bị chế nhạo vì khen Fidel Castro là "lãnh tụ phi thường"
Source: TheGuardian Posted on: 2016-12-01
Thủ tướng Canada, có thân phụ thân thiện với nhà cách mạng Cuba Fidel Castro, đã nhướng mày ca ngợi người "lãnh tụ" huyền thoại này.

Lời bình phẩm của Justin Trudeau đuợc cho là tích cực hơn hầu hết các lãnh đạo tây phương là những người đã lên án tội vi phạm nhân quyền của Fidel Castro hoặc chỉ nhón nhén quanh vấn đề.. Hình của Enrique de la Osa / POOL/EPA
Trước cái chết của chủ tịch Castor, ông Trudeau, vì cha mình đã có sự liên hệ mất thiết với nhà cách mạng này, đã đưa ra lời chia buồn cho sự ra đi của một "lãnh tụ phi thường".
Ông Castro, chết hôm thứ Sáu vừa qua ở tuổi 90, đã được dân chúng Cuba ủng hộ vì đã xây dựng trường học và bệnh viên cho người nghèo, nhưng cũng tạo nên "nhiều đội quân thù nghịch" vì sự tiêu diệt không thương tiếc những kẻ bất đồng chính kiến. Lời bình phẩm của thủ tuớng Trudeau được cho là tích cực hơn hầu hết các lãnh đạo tây phương vì họ đã lên án những vi phạm nhân quyền của ông Castro hoặc chỉ dám nói quanh vấn đề.
Thay vì nói loanh quanh, ông Trudeau nồng nhiệt gợi lại tình bạn của cha mình với ông Castro và cuộc gặp gở của ông với 3 người con trai cùng người em của ông Castro -- là Raul, hiện là chủ tịch của nước Cuba – trong một cuộc công du mới đây tại đảo quốc này.
“Tuy Fidel Castro là một nhân vật tạo nhiều tranh cải, cả hai nhóm ủng hộ cũng như kết án ông Castro đều nhìn nhận rằng sự tận tâm và tình yêu của ông dối dân Cuba khiến họ có cảm tình sâu đậm và lầu dài với "lãnh tụ", ông Trudeau nói trong bài diển văn.
Ông gọi ông Castro là “lớn hơn cả sự sống",  là “một nhà cách mạng và diển giả của huyền thoại”.
Ông Fidel Castro là một trong những người khiên quan tài danh dự trong tang lễ của ông cựu thủ tướng Pierre Trudeau vào năm 2000.. Năm 1976, ông Trudeau Cha là người lãnh đạo đầu tiên của khối Nato đến thăm viếng nước Cuba đang nằm dưói quyền lãnh đạo của ông Castro, và đã hô hào “Vạn tuế Castro!”.


Bà Margaret Trudeau tươi cười khi chủ tịch Cuba Fidel Castro bồng con trai nhỏ Michel của bà sau khi gia đình bà đến tại thủ đô Havana, Cuba vào năm 1976. Photograph: Fred Chartrand/AP
“Tôi biết rằng cha tôi hãnh diện khi gọi ông ta là một người bạn và tôi đã có dịp gặp Fidel khi cha tôi qua đời,” thủ tướng Trudeau nói. .
Lời phát biểu của ông đã gặp phải sự lúng túng và bị chế diễu bởi nhiều người Mỹ gồm có Thượng nghị sĩ Marco Rubio của tiểu bang Florida, ông này là người Mỹ gốc Cuba.
Đây có phải là một lời phát biểu thật tình hay là chỉ lập lại của ai đó ? Bởi vì nếu là lời phát biểu thật từ ông thủ tưuớng của Canada thì thật là xấu hổ và gây bối rối” ông Rubio viết trên mạng.

Canadian Prime Minister Justin Trudeau pays tribute to Fidel Castro
Cu ba thức, Việt nam ngủ…
Nay Cu ba ngủm, Việt nam ….?

Nguyễn thị Cỏ May

Inline images 1

Câu nói thời danh của Cựu Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam khi qua viếng thăm chánh thức Cu ba năm 2009 “ Có người ví von, Việt Nam Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ ”.

Điều lạ là Nguyễn Minh Triết khai đậu Tú Tài ở Sài gòn, tức theo học chương trình giáo dục của Miền Nam, chớ không phải học trường đảng Nguyễn Ái Quốc như Nguyễn Tấn Dũng hay Nguyên Phú Trọng, và cũng khai có văn bằng Cử nhơn Toán ở Đại Học Khoa học Sài gòn (xạo) mà vẫn có thể nói được một câu như vậy, với tư cách Chủ tịch nước, quốc khách của Chủ tịch Fidel Castro . Phải chăng vì ông là cộng sản và làm tới Chủ tịch nước nên mới có được bộ óc phi thường như vậy ?

Nhắc lại giai thoại này để nói chuyện về người chủ nhà mời ông hồi tháng 9/2009 qua thăm viếng Cuba vừa đi chầu Mao và Staline. Và vô duyên là ngày 4/12 này, đảng của ông Triết ban hành quốc tang tưởng niệm đồng chí ở Cu ba. Tại sao không phải “đảng tang” vì dân Việt nam có mắc mớ xa gần gì với tên cộng sản ác ôn Fidel Castro đó ?

Chiếc Rolex vượt biển tỵ nạn cộng sản

Vừa có tin lãnh tụ cách mạng cộng sản xứ Cu ba chết, tuần báo chánh trị Le Point của Pháp liền nhắc lại câu chuyện hi hữu về chiếc đồng hồ Rolex Submariner 6536, năm 1959, đã may mắn thoát khỏi bàn tay của Fidel Castro trong chiến dịch tịch thâu và càn quét sạch tàn dư tư bản, nhờ giới buôn lậu, nay vừa tái xuất hiện .

Năm 1959, Fidel Castro cướp được chánh quyền cu ba, thiết lập ngay chế độ cộng sản độc tài ác ôn nhứt thế kỷ XX . Những gia đình khá giả tìm cách chạy trốn cộng sản, mang theo chút ít của cải trước khi bị chế độ cướp đoạt. Trong hoàn cảnh đó, một cách kỳ lạ, nhờ giới buôn lậu, chiếc Rolex Submariner 6536 của nhà Jyeria Riviera trên Đại lộ Galiano ở La Havane chuyên bán đồng hồ và nữ trang đắt tiền, thoát khỏi bàn tay cộng sản và từ đó bị quên lảng suốt hơn 50 năm . Nay sau khi có tin Fidel Castro chết lại tái xuất hiện và trở thành môt vật vô giá của giới sưu tầm đồng hồ xưa.

Chiếc Rolex Submariner 6536 ra khỏi hảng ở Suisse năm 1955, tới La Havane trước khi hạ cánh an toàn và bí mật trên đất Mỹ . Người ta nghĩ có lẽ chiếc Rolex ấy đã nằm ngủ yên trong một học tủ suốt hơn 50 năm dài . Điều đáng ngạc nhiên là chiếc Rolex lại hoàn toàn trong tình trạng nguyên vẹn . Như mới trong xưởng đem ra vậy. Lạ lùng hơn nữa là bắt gặp món đồ xưa với cả khai sanh gốc ghi năm 1955, giấy cũng không rách, không bị hư hỏng, hoen ố vì thời gian .

Hiện nay, một chiếc Rolex Submariner 6536 mới giá từ 20 000 tới 30 000 usd . Nhưng chiếc Rolex kia là vô giá vì lịch sử gian truân của nó . Nó còn là biểu hiện của lịch sử phong trào tỵ nạn cộng sản của dân cu ba . Trước đó vài năm, đồng bào Bắc Việt đã bỏ nhà cửa, chạy bán mạng, trốn cho khỏi gặp Hồ Chí Minh . Nhưng thân phận người Việt nam lại bất hạnh . Hai mươi năm sau, gặp lại tên Hồ Chí Minh ở trong Miền Nam và từ đó, cả nước sống dưới địa ngục, tới nay đưọc 41 năm .

Chiếc Rolex phước đức hơn . Tái xuất hiện khi đất nước Cu ba bắt đầu chuyển mình tiến lên dân chủ tự do . Và hạnh phúc nhứt là đúng vào lúc tên ác ôn Castro mà cả nước đã chạy trốn vừa đi chầu Mác . Dân chúng cả xứ, cả ở hải ngoại, đều hết mực vui mừng, như được hồi sanh, túa ra đường nhảy múa chào mừng cái chết của Chủ tịch nước của họ .

Những nhà độc tài và những chiếc đồng hồ đắc tiền

Độc tài không phải là cái nghề, như nghề làm chánh trị, nghề cai trị một quốc gia, mà là một “nếp sống ” . Nói cho văn chương, là một “ nghệ thuật sống ” ! Người độc tài say mê quyền lực, say mê “nghệ thuật sống ” của họ giống như người nghệ sĩ say mê nghệ thuật . Trong đời sống vật chất, họ cũng có những thú say mê như tiền bạc, sự xa hoa, gái đẹp, …

Những nhà độc tài gần đây mà nhiều người biết như Hitler, Kadhafi, Saddam Hussein, Castro có chung thú đam mê đồng hồ đắc tiền . Họ có những chiếc đồng hồ mang hình ảnh của họ hoặc những nét riêng đặc biệc của họ, ai bắt gặp là biết ngay người chủ .
Nhưng thử hỏi liệu có ai dám hoặc muốn mang trên cổ tay mình gương mặt một nhà độc tài khát máu không ? Hay giử một món đồ từng thuộc về một tên tội phạm chống nhơn loại ?

Nếu không thì chỉ có thể khêu gợi sự tò mò của những người sưu tầm vật hiếm mà thôi .

Saddam Hussein đặt Suisse làm cho ông một số đồng hồ hiệu Eterna, vỏ vàng và thép, mặt kiếng khắc chân dung Saddam Hussein, chỉ dành để tặng những thuộc hạ thân tín . Còn ông, ông mang chiếc Rolex Day-Date toàn nạm kim cương, vỏ, dây đeo đều bằng vàng y . Những lúc xuất hiện, Saddam Hussein thường huơi tay cao lên để khoe chiếc đồng hồ đắc tiền mà hiếm người có thể có được .



Năm 2009, để kỷ niệm 40 năm triều đại của mình, Đại tá Kadhafi đặc nhà Chopard mươi chiếc đồng hồ với mặt kiếng có hình của ông . Kadhafi còn có riêng một chiếc đồng hồ bằng vàng trắng, nạm kim cương và ngọc bích . Hôm 25 tháng 10 vừa qua, chiếc đồng hồ này bổng xuất hiện trong một vụ trưng bày và bán đấu giá ở nhà  Antiquorum . Nhưng kỳ lạ là không có nhà sưu tập nào muốn mua mặc dầu giá chỉ từ 30 000 tới 60 000 euros mà thôi .


Castro chết đế lại gì ?
Trước năm 1959, ở Cu ba, người Mỹ muốn làm mưa, làm gió gì cũng được . Chính điều này đã làm dân chúng cu ba bắt mản, điều kiện khai sanh phong trào cộng sản lớn mạnh và cướp chánh quyền . Giai đoạn đầu, lực lượng của Fidel Castro được dân chúng cu ba hoan nghênh thật tình vì đã đem lại cho xứ sở nền độc lập . Nhưng chỉ 5 tháng sau, bộ mặt thật của nhà cách mạng cộng sản liền hiện rỏ . Thế mà nhà văn Régis Debray của Pháp lấy vé máy chỉ cho chuyến đi để tới Cu ba hưởng ứng cách mạng thành công và gia nhập vào nhóm nhỏ thân cận của Castro . Triết gia Jean-Paul Sartre đi qua La Havane trở về Paris đầy hân hoan, phấn khởi . Ông thuật lại La Havane đang sống ngày hội lớn của dân tộc . Cu ba tự do là liều thuốc tiên cho cả thế giới . Nhưng ngay tại La Havane, nhiều hố sâu vừa được đào lên theo lệnh của Che Guevara, những cột hành quyềt cũng vừa được dựng lên bên cạnh hố để xử tử những“ kẻ thù của cách mạng ” . Fidel Castro lập danh sách . Che Guevara tự tay hành quyết một cách thản nhiên nên được biệc danh là Carnicerito – tên đồ tể con . Có ai nghĩ đó lại là người có nụ cười dịu dàng rất lảng mạn, được giới trẻ Âu châu, nhứt là Pháp, ngưởng mộ như vị anh hùng cách mạng . Ngày nay, hình, áo thung in hình Che còn bày bán ở nhiều nơi .

Khi kêu gọi dân chúng tham gia và ủng hộ cướp chánh quyền, Fidel Castro đã long trọng tuyên bố “ Cách mạng cướp đươc chánh quyền, tổ chưc tổng tuyển cử tự do ” . Nhưng chỉ 5 tháng sau, Castro vứt xọt rác lời tuyên bố, giải táng Quốc Hội, hủy bỏ Hiến pháp năm 1896 . Hội Đồng Bộ trưởng tập trung tất cả quyền hành . Thanh trừng bắt đầu ác liệt . Tử hình không dưới 15 000 người bị kết án là kẻ thù cách mạng . Nhà tù mở rộng vẫn không đủ chổ cho tù nhơn .

Những người thân cận với Castro tỏ vẻ lo sợ cho đường lối sắt máu của cách mạng liền bị Castro ra lệnh thanh toán . Che Guevara rời khỏi Cu ba vì không đồng ý với Castro, cho rằng Castro không đi đúng đường lối cách mạng . Nhũng người bất mản nhưng không trốn được đành chọn cái chết cho yên thân .
Chuyện cu ba chưa ồn ào ra bên ngoài . Đến năm 1971, xảy ra vụ án Heberto Pedilla, người lúc đầu nhiệt tình ủng hộ Castro, làm cho dư luận bắt đầu mở mắt về Cu ba . Năm 1968, ông cho phổ biến một bài thơ kín đáo mô tả sự thật của chê độ cách mạng ở Cu ba . Ba năm sau, ông bị An ninh Nhà nước bắt, đưa ra Tòa án nhơn dân . Ông phải làm tự kiểm, tự kết án mình một cách nhục nhả . Nhưng ông vẫn cảm ơn An ninh đã khoan hồng, đưa ông vào con đường ngay chánh của cách mạng, tố cáo bạn bè và cả vợ là những kẻ thù của cách mạng .

Sau vụ án này, nhiều người bắt đầu không còn mơ hồ về chế độ cúa Fidel Castro là của dân, vì dân nữa .

Huê kỳ khi thấy Cu ba tiến hành cải cách ruộng đất, quốc doanh công ty xăng dầu Texas Oil thì hiểu là Castro chọn hướng kinh tế theo liên-sô nên liền cắt đứt viện trợ cho Cu ba và cả ngoại giao, ban hành lệnh phong tỏa . Dỉ nhiên Castro lập tức ngã theo Mạc-tư-khoa và Krouchtchev chỉ có đợi chừng đó .
Năm 1961, Castro tuyên bố cách mạng cu ba là cách mạng xã hội chủ nghĩa .

Huê kỳ oanh tạc Cu ba nhưng cuộc đổ bộ tiếp theo thất bại vì Liên sô đặt giàn hỏa tiển trên đảo chỉ cách bờ biển Florida 150 km . Kennedy cho hạm đội bao chung quanh và cảnh báo Krouchtchev hể đụng tới lực lượng của Huê kỳ thì khó tránh chiến tranh giửa hai nước sẽ bùng nổ .
Sau cùng, Castro thất vọng vì Krouchtchev ra lệnh rút về .

Năm 1963, Castro thăm viếng Liên sô được hoan nghênh nhiệt liệt và được tưởng thưởng huy chương “ anh hùng cách mạng liên sô ” . Năm 1968, Castro là một trong hiếm những nhà lãnh đạo cộng sản hoan nghênh lực lượng của khối Warsovie tiêu diệt cuộc nổi dậy của dân chúng Prague .
Cu ba sống qua ngày nhờ dựa vào sự giúp đở của Mạc-tư-khoa . Đến năm 1989, Liên sô sụp đổ, Cu ba kiệt quệ .
Castro để lại được gì sau khi chết ? Cái tài sống lâu, kéo dài chế độ cộng sản độc tài ác ôn !

Còn vài người thương tiếc Castro
Ngoài Hà nội, có Tổng Bí thư đảng cộng sản Pháp, Pierre Laurent, ca ngợi Castro là “người làm một trong những cuộc cách mạnh xã hội chủ nghĩa của thế kỷ XX , Castro có thể thiết lập một xã hội công bình và có chủ quyền hơn” . Jean-Luc Mélenchon, cựu Bộ trưởng chánh phủ Mitterrand, vội ôm bông và nhang đèn chạy tới Tòa Đại sứ Cu ba cúng Castro và chia buồn. Nhưng TT Hollande, phe xã hội chủ nghĩa, lại nhận định “ chế độ thiếu nhơn quyền, ảo tưởng, một trong những chế độ cảnh sát trị ác ôn của hành tinh . Thật đáng buồn ! ”.

Triết gia Pháp, ông Michel Onfray, nhắc lại vài chi tiết lạ lùng về cái chết của Castro như tiền định tuy ông vẫn ngờ vực (25/26 ?) . Castro khởi đầu cách mạng ngày 26 / 11 / 1956 và chết ngày 26 / 11 / 2016 .

Castro thuờng tuyên bố « nghèo lắm vì cả đời làm cách mạng nên chỉ có căn chòi câu cá mà thôi ” . Nhưng chòi câu cá của ông là cả một cơ ngơi đồ sộ, cả về trang thiết bị cho tiện nghi .

Theo ông Michel Onfray, Castro lúc sống thì như « ông Hoàng dầu hỏa, lúc chết thì như nhà trọc phú » .
Đừng quên « Một người độc tài, nhứt là độc tài cộng sản, dù có hứa điều gì, tuyên bố điều gì, thì trước sau vẫn là độc tài sát khát máu » !

Nguyễn thị Cỏ May
(**) Trong bài “THE DEATH OF HO CHI MINH” (tìm thấy trên FB Hoàng Ngọc Tuấn) có đoạn viết:
“On September 2, 1969, 79-year-old Ho Chi Minh died of heart failure. North Vietnamese government then invited world leaders to attend Ho Chi Minh’s funeral. The only non-Vietnamese head of state who attended the ceremony was Prince Norodom Sihanouk, the neutralist leader of Cambodia who was anxious to show his support for the Vietnamese Communists whom he believed would win the Vietnam war. (Vào ngày 2/9/1969, cụ Hồ Chí Minh đã chết vì bệnh tim ở tuổi 79. Chính quyền Bắc Việt đã mời những nhà lãnh đạo thế giới đến dự tang lễ nhưng chỉ có một vị nguyên thủ quốc gia đến dự, đó là hoàng thân Norodom Sihanouck, một nhà lãnh đạo trung lập của nước Campuchia, luôn muốn bày tỏ sự hậu thuẫn đối với những người cộng sản Việt Nam vì ông ta tin rằng họ sẽ thắng trong cuộc chiến.)

Phiếm luận: Từ Bá Nhạc đến Fidel Castro

Posted by adminbasam on 30/11/2016
Đào Hiếu
30-11-2016
Những bóng hồng quanh Fidel Castro. Ảnh: Getty Images.
Những bóng hồng quanh Fidel Castro. Ảnh: Getty Images.
Mấy hôm nay có nhiều dư luận về cái chết của ngài Fidel Castro, về chuyện nhà nước Việt Nam quyết định để quốc tang, về chuyện ông Fidel này từng “ngủ” với 35.000 (ba mươi lăm ngàn) phụ nữ…(*)
Có người còn so bì rằng: Tại sao khi Bác Hồ thăng hà (chứ không phải “băng hà” nha quý vị) thì Fidel Castro lặn mất tiêu, chẳng thấy mặt mũi đâu, và các lãnh đạo khác trên thế giới cũng vắng mặt, chỉ có mỗi Xi-Hà-Núc của xứ Kampuchia là đến viếng tang… mà nay Fidel mất thì “quốc tang” với 21 phát đại bác? (**)
Túm lại là thiên hạ phản đối tùm lum. Toàn lũ phản động!
Riêng tôi, thì không phản đối. Mà còn ủng hộ hết mình vụ tổ chức quốc tang cho đồng chí Fidel Castro.
Tại sao không chứ?
Không cần biết đồng chí Fidel tài giỏi hay không tài giỏi. Không cần biết Fidel đã có công với Việt Nam hay không. Không cần biết Fidel đã làm được gì cho nhân dân Cuba, và có được họ yêu quý hay không… tôi cứ ủng hộ “quốc tang” cái đã. Cho chắc ăn.
Bởi vì ông là một thiên tài!
Thử điểm lại từ thời cổ đại cho tới bây giờ, các vị vua chúa, hoàng đế… đông tây kim cổ… mấy ai có khả năng quan hệ tình dục với 35.000 phụ nữ không? Đó là thiên phú, là xuất chúng, là vĩ đại, là báu vật của đời…
Ngay cả các triều đại phong kiến bên Tàu từ thời Xuân Thu, Chiến Quốc, các vua chúa có đến tam cung lục viện… tổng cộng là 9 cung và viện. Nếu tính bình quân thì 9 cái kho tàng vô giá ấy, mỗi cái chứa 1.000 mỹ nữ, thì cũng chỉ có tròm trèm 9.000 chị em. Con số ấy so với 35.000 của đồng chí Fidel chỉ là đồ bỏ!
Bạn thấy chưa? Một người xuất chúng như thế mà khi chết đi, cả thế giới không làm quốc tang có phải là… quá vô lễ không chứ?
Thú thực, khi nghe con số 35.000 nọ, tôi đã phải sụm hai đầu gối, quỳ xuống, hướng về phía Vịnh Con Heo Nọc (tiếng Tây Ban Nha: Bahía de Cochinos) lạy ba lạy mà “xổ Nho” rằng:
– Thế hữu Fidel Castro, nhiên hậu hữu Cu-Ba.
Câu nói ấy không phải của tôi, mà là của Hàn Dũ (một nhà văn đời Đường).
Hồi còn sinh viên, học ở đại học văn khoa Sài Gòn, các giáo sư có dạy tôi tác phẩm Tạp Thuyết Tứ của Hàn Dũ, trong đó có câu: “Thế hữu Bá Nhạc, nhiên hậu hữu thiên lý mã. Thiên lý mã thường hữu, nhi Bá Nhạc bất thường hữu”. (Đời có Bá Nhạc, sau đó mới có thiên lý mã. Thiên lý mã thì dễ tìm, nhưng Bá Nhạc thì cực kỳ hiếm).
Bá Nhạc là một chuyên gia về ngựa, sống vào khoảng 770-500 TCN, họ Tôn tên Dương, ông chỉ cần nhìn qua con ngựa là biết nó hay dở cỡ nào. Ngựa của ông có thể chạy ngàn dặm không biết mệt, nó chỉ ăn thóc, không ăn cỏ. Khi chạy, nó toát mồ hôi đỏ như máu, nên người đời gọi ngựa ấy là “hãn huyết câu”.
Đời nay không có Bá Nhạc nhưng có Fidel Castro. Cho nên tôi mới bắt chước Hàn Dũ mà than rằng: ” Thế hữu Fidel, nhiên hậu hữu Cu-Ba”.
Tại sao vậy?
Cách đây ít hôm có một quái nhân vốn là facebooker với hỗn danh là Dung Trung Kqd, không biết hắn tra cứu ở đâu mà phán rằng trên đời này có một nước tên là Áo (Österreich), và cũng có một nước tên là Quần, nhưng vì nước Quần là một hòn đảo, nên lâu ngày bị sóng đánh tuột mẹ nó cái quần, vì thế mới “lòi” ra Cu-Ba, nói theo ngôn ngữ bác học là “Dương Vật Bố”.
Tư liệu lịch sử ấy làm tôi bừng tỉnh: Bởi vì một người có khả năng quan hệ tình dục với 35.000 phụ nữ, thì chắc hẳn phải là “dương vật bố”. Thế chẳng phải từ cái nickname ấy mà thiên hạ mới gọi nước Quần thành Cu-Ba sao? Thế chẳng phải là: “Thế hữu Fidel, nhiên hậu hữu Cu-Ba” sao?
Túm lại, giả thuyết của Dũng kqd và giả thuyết của tôi chưa chắc cái nào đúng, chuyện đó sẽ có các sử gia phán quyết.
ĐÀO HIẾU
_______
CHÚ THÍCH:
(*) Trong bài “THE COMMUNIST DICTATOR RUMORED TO HAVE BEDDED 35,000 WOMEN” (Nhà độc tài cộng sản được cho là đã lên giường với 35.000 phụ nữ), tác giả Michelle Nati của báo ODDEE viết như sau:
“You may have thought a pop star or actor would top our list of the world’s greatest womanizers, but you would be wrong. Cuban dictator Fidel Castro has supposedly slept with 35,000 women over his lifetime. According to one ex-Castro official, he was with at least two women a day for more than four decades, one for lunch, one for supper and sometimes he even ordered one for breakfast.” (Có lẽ bạn đang nghĩ đến một ngôi sao nhạc pop hoặc là một điễn viên điện ảnh đẳng cấp thế giới, nhưng bạn đã lầm. Chính nhà độc tài Fidel Castro của xứ Cuba đã ngủ với 35.000 phụ nữ trong suốt buổi sinh thời. Theo lời một cựu sỹ quan của Fidel thì ít nhất mỗi ngày ông “bụp” 2 em: một vào sau bữa ăn trưa, một vào sau bữa tối và thỉnh thoảng một em vào sau bữa ăn sáng. Và “quy trình” ấy đã kéo dài liên tục hơn 4 thập niên).
(**) Trong bài “THE DEATH OF HO CHI MINH” (tìm thấy trên FB Hoàng Ngọc Tuấn) có đoạn viết:
“On September 2, 1969, 79-year-old Ho Chi Minh died of heart failure. North Vietnamese government then invited world leaders to attend Ho Chi Minh’s funeral. The only non-Vietnamese head of state who attended the ceremony was Prince Norodom Sihanouk, the neutralist leader of Cambodia who was anxious to show his support for the Vietnamese Communists whom he believed would win the Vietnam war. (Vào ngày 2/9/1969, cụ Hồ Chí Minh đã chết vì bệnh tim ở tuổi 79. Chính quyền Bắc Việt đã mời những nhà lãnh đạo thế giới đến dự tang lễ nhưng chỉ có một vị nguyên thủ quốc gia đến dự, đó là hoàng thân Norodom Sihanouck, một nhà lãnh đạo trung lập của nước Campuchia, luôn muốn bày tỏ sự hậu thuẫn đối với những người cộng sản Việt Nam vì ông ta tin rằng họ sẽ thắng trong cuộc chiến.)

Dân oan phải chăng không tranh đấu cho nhân quyền?

Posted by adminbasam on 01/12/2016
Xã luận bán nguyệt san TDNL số 256
Ban Biên Tập
01-12-2016
1- Ba nhân tố thống trị con người của chế độ Cộng sản
Ông Milovan Djilas (1911-1995), từng là phó tổng thống Nam Tư bên cạnh Tito, sau đó phản tỉnh rồi bị bỏ tù, có viết một cuốn sách tố cáo Cộng sản rất sâu sắc và nổi tiếng mang tên “Giai cấp mới” (bản dịch tiếng Việt đăng trên Talawas 2005). Trong tác phẩm ấy, có những đoạn đáng nhớ như sau:
Chủ nghĩa CS là chủ nghĩa toàn trị với ba nhân tố thống trị con người -quyền lực, sở hữu và tư tưởng- cả ba đều là độc quyền sở hữu của một đảng chính trị duy nhất hay như tôi đã trình bày và gọi ở trên là “Giai cấp mới, còn trong tình hình cụ thể hiện nay thì là độc quyền của nhóm chóp bu của đảng đó hay giai cấp đó. Không có chế độ toàn trị nào trong quá khứ và cả hiện nay, ngoài chế độ CS, có được cùng một lúc cả ba tác nhân thống trị đối với con người như vậy”. (Ch.Bản chất, đoạn 2). “Tước bỏ quyền của những người CS đối với sở hữu cũng có nghĩa là thủ tiêu họ như một giai cấp. Đấu tranh để buộc họ cho những lực lượng xã hội khác tham giai quản lí tài sản (giống như các nhà tư sản bị các cuộc đình công và quốc hội buộc phải cho công nhân tham gia vào việc phân chia lợi nhuận) cũng có nghĩa là tước bỏ của họ độc quyền đối với tài sản, độc quyền tư tưởng và độc chiếm chính quyền. Đấy sẽ là khởi đầu của dân chủ và tự do dưới chế độ CS”. (Ch. Giai cấp mới, đoạn 3).
Ở đây chỉ xin nói đến nhân tố thống trị con người thứ hai của CS: “độc quyền sở hữu tài sản”, tức chỉ mình làm chủ mọi tài nguyên đất đai của quốc gia. Tại VN, điều này đã bắt đầu từ cuộc Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc thập niên 50 của thế kỷ trước. Nay ai cũng biết cuộc cải cách này không phải là đem lại công bằng xã hội, càng không phải “thực hiện ước mơ nghìn đời của nông dân: có ruộng cho người cày”. Vì sau khi một số bần cố nông và bần nông được chia ruộng, thì năm 1957-1958, đảng CS đã lùa họ vào hợp tác xã để tập thể hoá nông nghiệp, nghĩa là họ hết làm chủ ruộng đất của mình. Đến khi sửa đổi Hiến pháp năm 1980, bằng điều khoản 19+20, Đảng quốc hữu hoá toàn bộ ruộng đất trong cả nướcdưới mỹ từ lừa đảo: “thuộc sở hữu toàn dân… do nhà nước thống nhất quản lý”! Đến khi có Luật Đất đai (1993), điều đầu tiên vẫn chính là: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Hiến pháp 2013, đ. 53 còn trắng trợn hơn nữa: “Đất đai, tài nguyên… là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Điều này dễ hiểu. Muốn độc quyền cai trị đất nước dài lâu, thì ngoài việc độc quyền định hướng tư tưởng nhân dân qua việc phải nắm cho được các phương tiện truyền thông, các trường học lớn nhỏ, các tổ chức văn hóa và tinh thần… đảng còn phải độc quyền sở hữu tài nguyên đất nước, một là để làm giàu cho mình, cụ thể cho nhóm chóp bu trong đảng, hai là để trả lương cho các lực lượng bảo vệ chế độ, ba là để nắm bao tử của đại đa số nhân dân, vốn làm nông nghiệp. Thành ra phải nói vấn đề ruộng đất ở VN (như ở các nước CS khác) không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà chủ yếu là vấn đề chính trị, vì ruộng đất không chỉ là điều kiện để phát triển quốc gia mà còn là và nhất là phương tiện để đảng duy trì quyền lực của mình.
Từ khi bộ sậu lãnh đạo Ba Đình buộc phải đổi mới kẻo phải chết chùm cả nước, chấp nhận kinh tế thị trường, cho ngoại quốc vào đầu tư từ năm 1985, vấn đề đất đai lại nổi lên với những bi kịch mới. Chủ trương quy hoạch đô thị, phát triển khu kỹ nghệ, kiếm đất cho các công ty nước ngoài thuê mướn để xây dựng nhà máy… đã động đến hàng triệu con người lâu nay sống trên mảnh đất mà dù chỉ được sử dụng chứ không được sở hữu, họ vẫn tạm yên lành. Nghĩa là họ buộc phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn đã thừa hưởng từ cha ông, đã lấy đó làm kế sinh nhai, đã bao năm gắn bó máu thịt, để nhường chỗ cho những chủ nhân mới với những công trình mới.
2- Tranh chấp về đất đai hay tranh đấu vì đất đai?
Vấn đề là họ phải rời bỏ nhà đất không phải vì có những kẻ mưu sâu thế mạnh trong xã hội đến lừa đảo, ức hiếp, hay là vì có thỏa ước trực tiếp “thuận mua vừa bán” với những người cần đất. Tuyệt đại đa số các trường hợp rời bỏ nhà đất tại VN hôm nay chính là bị cưỡng bức bởi nhà cầm quyền. Thay vì được tự do thương thuyết rồi bằng lòng giá cả với những công ty xí nghiệp bản địa hay ngoại quốc cần đất (như thường thấy ở hầu hết mọi nơi trên toàn thế giới), thì hàng vạn, và có thể tới hàng triệu thị dân lẫn nông dân VN đã bị nhà cầm quyền trước tiên dùng biện pháp hành chính với lệnh “thu hồi đất” (dựa trên nguyên tắc bất công phi lý là đối với đất đai, người dân chỉ có quyền sử dụng), kèm theo mức bồi thường do chính nhà nước ấn định. Trong đa phần trường hợp, mức bồi thường này -nếu bằng tiền- thì không tương xứng, chẳng đủ để mua nhà mới, tậu đất mới, học nghề nghiệp mới và có vốn làm ăn mới. Có trường hợp chỉ bằng 1-2% thực giá, hết sức khốn nạn và trắng trợn! Nếu bằng đất thì lắm khi phải di dời tới những nơi không thể sống và làm ăn như cũ được. Ví dụ trường hợp mấy trăm gia đình thuộc giáo xứ Đông Yên, Hà Tĩnh, vốn nằm cạnh Vũng Áng và làm nghề biển nhưng nay phải dời lên Đèo Ngang với muôn ngàn khốn đốn.
Nếu người dân không đồng thuận mức đền bù hoặc chỉ muốn định cư tại chỗ (trường hợp tập thể như giáo dân Cồn Dầu Đà Nẵng, cư dân bán đảo Thủ Thiêm, nông dân Hưng Yên… trường hợp cá thể như gia đình Nguyễn Trung Can+Mai Thị Kim Hương+Nguyễn Mai Trung Tuấn hoặc chùa Liên Trì của Hòa thượng Thích Không Tánh…) thì a lê hấp, nhà cầm quyền sai lực lượng hùng hậu gồm công an, dân phòng, đầu gấu tới cưỡng chế bằng bạo lực. Có khi sau đó còn bỏ tù và san bằng nhà cửa.
Một ví dụ điển hình là trường hợp bà Cấn Thị Thêu, dân oan Dương Nội.Từ cuối năm 2007, nhà cầm quyền tỉnh Hà Tây cũ (nay là quận Hà Đông,Tp Hà Nội) đã ra hàng loạt quyết định thu hồi đất mà không tổ chức cho dân được họp bàn, được đào tạo nghề nghiệp mới; các quy trình thủ tục thu hồi lại mắc nhiều sai phạm, khiến hàng nghìn người lâm cảnh thất nghiệp. Khi đó bà Cấn Thị Thêu đã đứng lên phản đối việc làm trái luật ấy, nhất là việc bồi thường quá rẻ mạt. Đền bù cho dân với giá 201.600đồng/1m2, Trung tâm quỹ đất của quận Hà Đông sau đó rao bán trên mạng với giá khởi điểm là 31.500.000 đồng/1m2, gấp 150 lần giá đền bù. Tiếp đến bà tập hợp những ai cùng cảnh ngộ để đấu tranh đòi quyền lợi. Nhưng nhà cầm quyền vẫn sử dụng bạo lực để cưỡng chiếm đất.
Ngày 28-11-2012 hàng chục tên đầu gấu xã hội đen kéo đến nhà bà đe dọa giết cả gia đình. Ngày 25-4-2014, nhà cầm quyền đã sai hàng nghìn công an bộ đội, côn đồ đầu gấu về đàn áp và tước đoạt đất đai của nông dân Dương Nội. Bà Thêu lúc ấy đang ghi hình mọi diễn biến thì đã bị đánh bất tỉnh và sau đó bị đưa về trại giam. Ngày 19-09 rồi 25-11-2014, qua hai cấp tòa, bà đã bị tuyên án 15 tháng tù với tội danh “chống người thi hành công vụ”. Mới đây, cũng qua hai cấp tòa (20-09 và 30-11-2016) bà lại bị kết án 20 tháng tù vì đã tiếp tục tranh đấu đất đai.
Thành ra phải nói ở VN, tranh chấp về đất đai (giữa cá nhân với cá nhân, với tập thể, hay thậm chí với một cơ quan nhà nước) cũng có như mọi nơi trên hoàn cầu, nhưng rất ít so với việc nhà cầm quyền tước đoạt từ nhà đến vườn, từ ruộng đến sạp chợ của người dân để quan chức chia chác cho nhau hay bán lại giá cao ngất trời cho các công ty xí nghiệp ngoại quốc hoặc bản địa, khiến người dân phải tranh đấu, một cuộc tranh đấu vì đất đai, mà lại tranh đấu trong vô vọng, làm nên hiện tượng và tầng lớp DÂN OAN chưa từng có trong lịch sử Dân tộc. Và có thể nói đây là vấn đề nhân quyền lớn nhất tại VN hiện nay.
3- Dân oan phải chăng không tranh đấu cho nhân quyền?
Tuy nhiên có người nói Dân oan chỉ đấu tranh cho lợi riêng, hay cùng lắm là cho dân sinh chứ không phải cho nhân quyền, và càng không phải cho nhân quyền của toàn thể dân Việt!?! Trước hết, xin lưu ý rằng các Tuyên ngôn và Công ước Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã xác định con người có 26 nhân quyền cơ bản: 8 quyền về thân thể, 6 quyền về an cư, 8 quyền về lạc nghiệp, 4 quyền về tự do dân chủ. Để an cư, để lạc nghiệp, chẳng cần phải có một ngôi nhà để ở, để sinh hoạt, để làm ăn buôn bán? một mảnh đất để cày bừa, trồng tỉa, để nuôi gia súc và đào ao cá (như phần lớn dân Việt vốn làm nghề nông) sao? Nay bị nhà cầm quyền ngang nhiên tước đoạt những thứ quan yếu đó cách bất công và bằng bạo lực, các nạn nhân đứng lên đòi lại, đó chẳng phải là vì nhân quyền sao? Tuyên ngôn Nhân quyền còn nói rõ con người có quyền sở hữu tài sản.
Đồng ý là các dân oan đòi nhà đất trước hết bị thúc đẩy bởi sự bất công giáng xuống cho bản thân và gia đình họ (đa phần các nhà đối kháng VN hiện đứng lên đòi tự do, dân chủ cũng chẳng đi từ kinh nghiệm bị đàn áp của mình sao?). Nhưng khi đấu tranh cho chính mình như thế thì xã hội cũng được hưởng lợi từ những thành quả mà cuộc đấu tranh của họ mang lại. Đó là hai mối liên hệ có tính tương hỗ, gắn liền với nhau. Ngoài ra, như đã nói trên, vấn đề đất đai tại VN bao trùm tất cả mọi người Việt (vì ai cũng chỉ có quyền sử dụng mảnh đất trên đó mình đang sinh sống hay đang sản xuất). Dân oan khi tranh đấu đòi lại đất chính là đánh vào nguyên tắc mang tính chất và hậu quả chính trị: “Nhà nước sở hữu đất đai” hết sức vô lý và phi pháp, khiến mọi người ý thức rằng đó là một nguyên tắc không thể chấp nhận. Còn nguyên tắc đó thì đảng CS đúng là đảng cướp sản, cướp tài sản và cướp tâm trí để kéo dài việc cướp quyền lực như Milovan Djilas từng phân tích về 3 nhân tố thống trị của chế độ. Ngoài ra, cũng phải thấy rằng từ vài năm qua, lực lượng dân oan cũng đã lên tiếng trước các bất công xã hội khác và vì những loại nạn nhân khác, chứ không chỉ ôm đơn kêu gào vô vọng như chục năm trước đây. Nào là dân oan bị đánh, bị bắt, bị bỏ tù theo điều 258. Nào là dân oan tham gia kêu gào công lý cho tử tù bị án oan. Nào là dân oan hợp lực đấu tranh bảo vệ môi trường, lên tiếng bênh vực các nhà dân chủ, tham gia các phiên tòa xử những người đối kháng. Họ cũng ngày càng tiến bộ về khả năng viết, nói, trình bày, lập luận, giao tiếp, kết hợp trong đấu tranh. Và phải nhớ là rất nhiều dân oan đã bị đánh đập tàn bạo, bị giam nhốt bất công và bị kết án nặng nề.
Giải Nhân quyền VN trao cho hai thủ lĩnh dân oan là bà Cấn ThịThêu và bà Trần Ngọc Anh năm nay là lời công nhận phong trào dân oan đấu tranh đòi đất chính là đòi nhân quyền, và qua nhiều hành động khác, họ là một lực lượng đấu tranh nhân quyền rất đáng khâm phục và rất đáng được hỗ trợ.

Máu Cuba trong cơ thể Việt Nam

Posted by adminbasam on 01/12/2016
FB Trần Trung Đạo
30-11-2016
 Fidel Castro, Raul Castro và Che Guevara
Fidel Castro, Raul Castro và Che Guevara đang trói tay, bịt mắt tử tù. Nguồn: internet
Báo Thanh Niên ngày 27 tháng 11 đăng một bài viết của Phạm Tiến Tư, nguyên Đại sứ CSVN tại Cuba với tựa “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình”.
Câu nói đó là của Fidel Castro phát biểu để ủng hộ CS miền Bắc trong chiến tranh thôn tính miền Nam. Năm 1973, khi trở lại Việt Nam lần thứ ba, Castro đã lần nữa lập lại lời cam kết sẵn sàng góp máu. Trước khi trình bày việc “góp máu” Cuba, thiết nghĩ nên lượt qua tình trạng và số lượng tù nhân chính trị tại Cuba vì số lượng tù ảnh hưởng đến số lượng máu.
Theo nhà xã hội học Juan Clark, chuyên gia hàng đầu về tình trạng áp bức tại Cuba, đã có khoảng 60 ngàn tù nhân bị giam trong các trại “cải tạo” khắp Cuba trong thập niên 1960. Cuba có hơn 550 nhà tù trên khắp đảo. Theo cơ quan mật vụ Đông Đức Stasi, nhà cầm quyền CS Cuba giam giữ 15 ngàn tù nhân.
Tuy nhiên, cơ quan Stasi không tính các nhà tù quân sự, trong đó giam khoảng 25 ngàn tù nhân thuộc giới đồng tính, lãnh đạo các tôn giáo, các thành phần “chống phá cách mạng”, v.v.. Mặc dù chiếm Cuba từ tháng Giêng 1959, mãi đến 2006, nhà cầm quyền CS Cuba vẫn còn giam giữ khoảng từ 339 đến 1000 tù nhân chính trị.
Trở lại với tuyên bố của Fidel Castro “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình”. Đó không phải là câu để cổ võ tinh thần mà là câu nói thật. Cuba đã từng “đóng góp” máu của người Cuba để chuyền cho thương binh CSVN trong thời chiến.
Tuy nhiên, có hai điểm chính của sự kiện góp máu Fidel Castro cố tình che giấu; thứ nhất, đó không phải là máu của dân Cuba tự nguyện hiến mà là máu của những tù nhân bị chế độ CS Cuba kết án tử hình, và thứ hai, không phải máu tặng không mà CS Bắc Việt phải trả lại Cuba 50 đô-la cho mỗi túi. Với 7 túi máu, mỗi tử tù đem lại cho nhà nước CS Cuba một thu nhập 350 đô-la.
Như đã viết ở trên, Cuba có nhiều ngàn tử tù bị hành quyết tập thể; do đó, thu nhập từ xuất cảng máu hàng năm không phải nhỏ. Tin tức này rất dễ gây xúc động cho các thương binh miền Bắc nên người viết xin ghi nguồn thật chi tiết.
Độc giả chỉ cần google là đọc được nguyên văn. Theo điều tra của Wall Street Journal ngày 30 tháng 12, 2005, bà Mary Anastasia O’Grady đăng lại báo cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Mỹ Châu (InterAmerican Human Rights Commission) ngày 7 tháng Tư, 1967:
“Vào 27 tháng Năm, 1966, 166 người Cuba, gồm dân sự và quân sự, bị tử hình, và phải tiến hành thủ tục y tế rút máu trung bình bảy túi mỗi người. Lượng máu này được bán cho Cộng Sản Việt Nam với giá 50 đô-la mỗi túi với hai mục đích vừa kiếm tiền đô và vừa đóng góp vào cuộc chiến tranh xâm lược của Việt Cộng.” “Mỗi túi máu tương đương nửa lít. Việc trích một lượng máu như vậy từ một người bị kết án tử hình gây cho nạn nhân tình trạng mất máu não, không còn ý thức, và tê liệt. Khi máu được trích xong, nạn nhân được hai người lính đặt lên cáng và khiêng tới địa điểm hành quyết.”
Chủ trương rút máu này có lịch sử bắt đầu từ nước CS anh em Đông Đức trước đây khi cơ quan an ninh nổi tiếng tàn ác Stasi rút máu tù để bán cho Hồng Thập Tự Bavarian. Cộng Sản Cuba áp dụng phương pháp của CS Đông Đức nhưng với tầm mức quy mô hơn.
Đề án Cuba Archive, một tổ chức nhân quyền phi lợi nhuận trích lời một cựu tù nhân Cuba bị tù từ 1963 đến 1968 tại nhà tù Boniato, Santiago de Cuba kể lại:
“Nhà tù Boniato vào năm 1963 có khoảng 5,000 tù nhân. Mỗi buổi sáng hai hay ba tù nhân trên đường ra pháp trường phải ghé lại trạm rút máu của bịnh viện nhà tù, phía sau phòng đóng kín. Bởi vì tôi là một tù nhân tật nguyền, không thể đi bộ nên tôi bị giữ tại bịnh viện nhà tù. Dù họ không cho thấy nạn nhân, tôi chỉ đứng cách đó 20 mét và có thể nghe mọi thứ. Chúng làm tương tự như thế cho mọi tù nhân bị tử hình.”
Ủy Ban Nhân Quyền thuộc Tổ Chức Các Quốc Gia Châu Mỹ (OAS) trong báo cáo vào tháng Tư 1967 cũng đã tố cáo thực tế rút máu tù nhân tại nhà tù La Cabaña Fortress.
Ngoài máu tử tù, thân nhân của tù nhân cũng phải bị “hiến máu” trước khi được phép thăm viếng. Con số thân nhân thăm tù và bị rút máu lên đến nhiều chục ngàn người.
Rút máu trong cơ thể người sống trước khi bắn chết là hành động dã man, phi nhân và vi phạm mọi luât quốc tế trong đó có The Code of Ethics of Blood Donation and Transfusion thuộc International Society of Blood Transfusion (ISBT) đã được Liên Hiệp Quốc chấp nhận.
Tử hình tập thể chấm dứt vào khoảng năm 1967 sau khi có cuộc nổi dậy của nông dân, nhưng kỹ nghệ xuất cảng máu của Cuba vẫn được tiến hành và nhận mức thu trung bình 30 triệu đô-la từ năm 1995 đến 2012.
Giới cầm quyền CS Cuba không chỉ xuất cảng máu sang Việt Nam mà còn sang nhiều quốc gia khác trong đó có Canada. Trong một bài viết ngắn trên Facebook mới đây, người viết có nhấn mạnh với những tội ác tày trời như thế, lẽ ra Fidel Castro, dù cao tuổi bao nhiêu, cũng phải sống để đối diện với sự thật và trả lời những câu hỏi của người dân Cuba.
Người dân bao giờ cũng là những người thực sự có quyền phán xét cuối cùng. Không một lãnh tụ thế giới nào tránh khỏi bị kết án nếu họ làm sai. Nhưng không, Fidel Castro chết nhẹ nhàng, chết êm thấm sau khi thọ đến 90 năm.
Castro qua đời mà không bị ai rút hết máu trong người cho đến khi bất tỉnh, như trường hợp anh nông dân 24 tuổi Angel Moisés Ruíz Ramos hay không đau đớn như trường hợp cô gái Lydia Peacuterez 25 tuổi có thai 8 tháng, bị cai tù đá vào bụng, máu của cô và của hài nhi cùng chảy cho đến khi hai mẹ con chết trong nhà tù Cuba.
Nhiều người phê bình nhà cầm quyền CSVN tổ chức “Quốc tang” đúng ra nên gọi là đảng tang dành cho Fidel Castro, nhưng nghĩ cho cùng việc Nguyễn Phú Trọng và giới cầm quyền CSVN khóc cho Fidel Castro, lãnh tụ CS cuối cùng của thế kỷ 20 còn sót lại, cũng phải.
Họ khóc cho Castro và cũng khóc cho chính họ. Castro có may mắn chết già nhưng liệu giới cầm quyền CSVN có được may mắn như thế hay không. Chưa chắc.
Tham khảo:
– Paul Hollander. (Oct 15, 2008). Political Violence: Belief, Behavior, and Legitimation. Political Science. (trang 148-150)
– Cuba: Forced blood extraction from political prisoners before execution. Report of July 2015. Cuba Archive.
– Mary Anastasia O’Grady. (Dec 30, 2005) Counting Castro’s Victims. The Wall Street Journal.
– Cuba’s blood exports: a scandalous business (2004). Cuba Archive.
Thanh Niên, 27/11/2016, “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình”.
____
Mời xem lại: Fidel Castro từng bán máu tù nhân Cuba cho Việt Nam (Thụy My/ BS).

Thái độ hãnh tiến, tự tin của du khách Tàu & những trăn trở của nhạc sĩ Tuấn Khanh

Posted by adminbasam on 03/12/2016
Trần Phong Vũ
3-12-2016
Nhạc sĩ Tuấn Khanh. Ảnh: internet
Nhạc sĩ Tuấn Khanh. Ảnh: internet
Trong thời gian gần đây, tiếp theo đại hội đảng CSVN thứ 12 với những chuyến đi về nhịp nhàng giữa trục Bắc Kinh/ Hà Nội của Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng… và những lời đồn đại quanh điều gọi là màn kết của việc ‘thi hành mật ước Thành Đô đã cận kề’, người ta nhắc tới thời điểm 1990. Từ đấy liên tưởng tới hạn kỳ 30 năm khi ngôi sao vàng nhỏ thứ 5 chính thức xuất hiện quanh ngôi sao vàng lớn trên quốc kỳ Tàu cộng!
Tính nhẩm chỉ còn hai năm với bảy trăm ba mươi ngày phù du!
Kẻ âu lo. Người dửng dưng như chuyện hàng xóm. Cũng có hạng người che giấu nụ cười nửa miệng trên môi, không ồn ào lộ liễu, nhưng âm thầm “múa tay trong bị”.
Giữa bối cảnh bi hài ấy, người viết mời độc giả cùng theo chân nhạc sĩ Tuấn Khanh bắt đầu một cuộc du hành bằng ngôn ngữ, văn tự qua những chặng đường quê hương hôm nay. Ở đấy, những Chú Chệt ngày nào dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam còn bị cấm hành nghề trong 11 lãnh vực làm ăn, hôm nay xênh xang mũ áo, ăn to nói lớn trên khắp ba miền đất nước chúng ta như chính quê hương của họ!!!
Những khách lạ trên quê hương hôm nay
Trong một bài viết với tiêu đề “Trở về, đi tới” được loan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội, Tuấn Khanh người nhạc sĩ trẻ còn nặng lòng đối với quê hương, tường thuật lại nhiều điều tai nghe mắt thấy trong chuyến du hành vòng quanh đất nước gần đây. Anh đã có cơ hội gặp gỡ, chuyện trò, trao đổi với nhiều người, bao gồm những Chú Ba, không phải những Chú Ba ở Chợ Lớn thời trước mà là hậu duệ của họ đến từ nước láng giềng bên kia biên giới phía bắc.
Tác giả viết: “… vô tình đoàn người đang xếp hàng lấy vé ra máy bay bỗng xuất hiện vài người khách Trung Quốc. Đó là những người khách hết sức ung dung. Họ ăn nói lớn tiếng, cười to và tự nhiên, không khác gì dân bản xứ.
Hàng dài người Việt đang xếp hàng im lặng nhìn. Mỗi người một suy nghĩ.
Bất chợt 2 người khách Việt nói với nhau ‘Không biết mình qua Trung Quốc có tự nhiên được vậy không?’. Lời tán gẫu nhỏ, nhưng lại đủ cho vài người chung quanh nghe. Đột nhiên ai nấy đều cười. Những nụ cười không cùng ý nghĩa. ‘Thì tụi nó qua đây, tự nhiên như nước nó rồi còn gì’. Một người khác nói bâng quơ, nhưng như muốn tất cả những người Việt còn lại cùng nghe.
Trên mỗi gương mặt Việt lại có một nụ cười. Cũng thật khó tả.”
Những nụ cười biểu hiện trong cảnh ngộ éo le như thế chắc chắn không cùng chung một ý nghĩa và cũng không dễ diễn tả cho ai khác thấy được! Nó được hiểu, được cảm nhận để dẫn tới phản ứng qua nét mặt, qua giọng nói, nụ cười, tùy theo vị trí, hoàn cảnh, tư duy, thái độ và quan điểm từng người. Cũng là nụ cười nhưng sẽ rất khác nhau giữa một Việt kiều từ một đất nước tự do về thăm quê hương, một viên chức cao cấp trong đảng và giới cầm quyền Hà Nội, hay một công dân bình thường biết chắc rằng mình sẽ vĩnh viễn bám trụ vào mảnh đất này, cho dù cảnh ngộ dân tộc ra sao!
Tuấn Khanh viết tiếp: “Một người đàn ông lớn tuổi, đầu bạc trắng, cắt ngắn, đi dọc với tôi, kể rằng vừa rồi ông gặp một người khách Trung Quốc. Câu chuyện về ranh giới quốc gia, khác biệt dân tộc, chiến tranh… lại nổ ra.
Người Trung Quốc rất tự tin, nói rằng từ nhỏ, ông ta đã được học về lịch sử, nói rằng Việt Nam thuộc về Trung Quốc từ ngàn năm, nhưng sau đó làm phản và tách ra. Vì vậy chuyện phải quay trở về mẫu quốc là điều tất nhiên (!).
‘Tụi tao có một tỷ người học thuộc điều đó, tụi mày chỉ có một trăm triệu, cãi không lại tụi tao đâu’, người khách Trung Quốc này cười lớn. Dù không ác ý, nhưng sự diễn đạt rất thật của ông ta làm tôi lẫn người đàn ông Việt tóc bạc khi kể cho nhau nghe, đều không khỏi nao lòng.”
Khi Bắc Kinh hết kiên nhẫn chờ ‘trở về’
Trên mặt báo chí và qua những trang mạng xã hội vài năm gần đây, người ta đọc được khá nhiều những bài chia sẻ cảm nghĩ của người viết sau những chuyến thăm nước Tàu, quê hương của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tuồng như mọi người dân trên Hoa Lục đều có chung một ý nghĩ như cung cách phát biểu đầy tự tin của ông Tàu cộng với ông bạn người Việt tóc bạc trong chuyến du lịch với nhạc sĩ Tuấn Khanh kể trên.
Điều này gợi nhớ tới một sự kiện khá lạ xảy ra trong dịp họ Tập viếng thăm Hà Nội trước ngày ông ta chính thức trở thành lãnh tụ tối cao một đất nước với hơn một tỷ dân. Trong đoàn thiếu nhi Việt Nam được điều động tới chào mừng ông Tập hôm ấy, người ta ngỡ ngàng nhìn thấy trên tay các em có những lá cờ đỏ với 5 ngôi sao nhỏ vây quanh ngôi sao lớn, thay vì 4 ngôi như lá cờ chính thống hiện nay của chế độ Bắc Kinh[1]. Chưa hết, cũng ngày hôm ấy lá cờ Tàu cộng cắm bên cạnh người nữ Xướng ngôn viên của đài truyền hình VTV ở Hà Nội cũng có 5 ngôi sao nhỏ vây quanh ngôi sao lớn!
h1Các thiếu nhi VN đón Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hà Nội với quốc kỳ Trung Quốc có 5 ngôi sao nhỏ. – Hình của AFP.
Vào thời gian ấy, dư luận đồng bào thủ đô tỏ ra thắc mắc. Nhiều người còn công khai nêu lên câu hỏi: phải chăng đây là dấu hiệu người ta muốn biến Việt Nam thành một thuộc quốc, một bang hội của Tàu cộng? Rồi mọi chuyện chìm vào biển im lặng. Đảng và nhà nước CSVN hoàn toàn câm nín, không một lời giải thích hay đính chính! Cách đó không lâu, sau một chuyến viếng thăm Hà Nội, Dương Khiết Trì, người cầm đầu ngành ngoại giao Tàu cộng, khi được báo chí Hoa Lục hỏi về mục tiêu chuyến thăm này, họ Dương đã không ngần ngại nói trắng ra là ông muốn giắt đứa con hoang đàng trở về!
Đề cập vấn nạn này, nhạc sĩ Tuấn Khanh viết: “Nếu như quả có một cuộc ‘trở về’ định mệnh như vậy, thật xót xa cho lịch sử hàng ngàn năm của cha ông Việt đã chống chọi, bứt xiềng gông cho con cháu hôm nay. Một cuộc trở về như vậy, có lẽ chỉ có một ít người muốn, còn tất cả còn lại đều đau đớn, căm gan. Nhưng hôm nay, dường như mọi thứ đang “đi tới” chứ không phải “trở về”.
Cuối tháng 10 vừa qua, ba chiếc tàu chiến Trung Quốc ghé cảng Cam Ranh. Chính quyền tỉnh Khánh Hòa huy động người dân và đoàn thể ra phất cờ tiếp đón binh lính Trung Quốc. Chiếc tàu dẫn đầu là Tương Đàm 531, tên gọi của chiếc chiến hạm đã tấn công Gạc Ma năm 1988, thảm sát 64 binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam khi không có khả năng kháng cự.
Nhiều năm sau cuộc chiến Gạc Ma, chiến hạm này đã được bán cho Bangladesh, nhưng vì cái tên Xiangtan/Tương Đàm gợi nhớ về chiến công hiển hách năm 1988, nên khi đóng tàu mới, chiến hạm Tương Đàm lại ra đời như niềm kiêu hãnh của ngành hải quân Trung Quốc. Điều khác nhau duy nhất là chiếc Tương Đàm cũ, có số hiệu 556, còn chiếc mới có số hiệu 531.”
Nhấn mạnh tới sự kiện này, nhạc sĩ Tuấn Khanh muốn gián tiếp vạch trần cho người đọc về ‘cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo!’ nói một đàng làm một nẻo của tập đoàn cộng sản ở Ba Đình. Kinh nghiệm cho thấy, khi cần lôi kéo, phủ dụ ‘bên thua cuộc’ họ leo lẻo nói là nên gác lại quá khứ, hướng tới tương lại. Nhưng trong thực tế chính họ là những kẻ luôn đắm mình trong quá khứ như một thói kiêu căng, hãnh tiến vốn có của người cộng sản, tương tự căn bệnh tự kỷ để “tự sướng”, để hả hê khi làm nhục được người khác, cho dẫu đấy là những người cùng chung huyết thống! Đọc lại lời kể rành rọt trong trích đoạn trên cũng như đoạn dưới đây của Tuấn Khanh người ta mới vỡ ra cái lẽ “cha nào con ấy” như tiền nhân đã dạy! Anh viết tiếp.
“Khi ca sĩ Khánh Ly hát ở Sài Gòn, mọi sự ngăn cấm của các quan chức đều dựa trên ý rằng ‘không muốn gợi nhớ về một quá khứ không tốt’[2]. Sau năm 1975, hơn 15.000 đầu sách của hai nền Cộng hòa miền Nam Việt Nam bị đốt, bị cấm và bị truy lùng vì cho là “gợi lại hình ảnh và văn hóa đồi trụy”. Hàng chục ngàn bài hát cùng các văn nghệ sĩ miền Nam bị cấm, cô lập như kẻ thù. Thậm chí có người đã phải vào tù vì có “tội lỗi với nhân dân”… Ấy nhưng Tương Đàm, cái tên đẫm máu người Việt ngang nhiên mang quá khứ đi vào hiện tại, từ Gạc Ma vào nơi quan yếu của Việt Nam, Cam Ranh, lại được chính quyền mở champagne chào đón. Chắc những người được lệnh chào đón ba chiếc tàu chiến Trung Quốc cũng không biết rằng, vào lúc này, Bắc Kinh đã hoàn thành xong vành đai chiến lược để bao vây đảo Trường Sa của Việt Nam. Phi đạn và chiến đấu cơ của Trung Quốc tạo nên một vòng hỏa tuyến từ đảo đá Chữ Thập, Su Bi, Châu Viên, Vành Khăn, Gaven, Tư Nghĩa, nối đến Gạc Ma.”
Không thể kiên nhẫn Bắc Kinh muốn “đi tới”
Sau khi nêu lên những bước đi chuẩn bị mang tính chiến lược trên đây, với câu hỏi “Trở về hay Đi tới?” tác giả tự trả lời: “Người Trung Quốc chắc không còn nói chuyện Việt Nam trở về, mà hình như họ chọn cách đi tới, vì mọi thứ tuồng như đều đã thuận lợi.
Để minh họa cho dự báo này, Tuấn Khanh đề cập chuyện nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh đã chính thức đưa ra chính sách mỗi ngày cho 100 xe Trung Quốc lái thẳng vào Việt Nam. Theo tác giả, đây là một sự ưu ái khá lạ lùng và sẽ sớm trở thành chuyện của các cửa khẩu ở những vùng khác noi theo. Vẫn theo suy nghĩ của người nhạc sĩ trẻ này thì không lâu nữa, ước tính khoảng năm 2018, những ràng buộc bởi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), một loại thỏa ước thương mại mà Bắc Kinh lập ra để đối đầu với TPP của Mỹ, từ Trung Quốc, các loại động vật sống dùng để nhân giống; nhiều loại thịt, nhiều loại thuỷ hải sản đông lạnh và hoa quả sẽ được miễn thuế 0% khi nhập cảng vào Việt Nam qua nhiều cửa ngõ khác nhau.
Nhìn về miền Trung, sau vụ cá chết hàng loạt vì những hóa chất cực độc do tổ hợp gang thép Formosa xả xuống biển Vũng Áng, tiếp theo vụ lũ lụt, người dân nơi đây chưa hoàn hồn vì hàng trăm ngàn ngư dân thất nghiệp, ruộng đồng bị úng thủy, nhà cửa bị cuốn trôi, tác giả ngậm ngùi ví von, chuyện nhập khẩu 0% tử Tàu cộng có khác gì một cơn đại hồng thủy kinh hoàng từ Trung Quốc ập xuống thân phận dân ta! Anh viết.
“Cuộc đi tới này lộng lẫy và man rợ không kém gì các đạo quân của Thành Cát Tư Hãn tràn tới: cỏ không thể mọc, con người chỉ còn biết quỳ xuống và ngửa mặt khóc than vì sao đất nước chúng ta lại đến nông nỗi như vầy?!”
Hy vọng vẫn nở hoa giữa giờ tuyệt vọng
Nhìn vào tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Liên Bang Xô Viết cuối thập niên 80 thế kỷ trước, mấy ai có thể ngờ rằng chiếc nôi của chủ nghĩa cộng sản quốc tế này lại tan vỡ bất ngờ như thế? Lịch sử có những cái bí ẩn, những kết thúc lạc quan bất ngờ của nó. Kể từ khi lật đổ chế độ Nga Hoàng cho đến khi Liên Xô bị xóa sổ, tuổi thọ chưa đầy ¾ thế kỷ -tính toán chi ly là 73 năm-. Nếu đúng như suy nghĩ của nhiều người cho rằng hầu hết các chế độ độc tài trên thế giới -dù độc tài quân phiệt hay độc tài cộng sản-, tuồng như không có chế độ nào tồn tại được lâu hơn Liên Xô, chúng ta có quyền hy vọng.
Nhẩm tính tuổi thọ của chế độ chuyên chính cộng sản từ cái gọi là Cách Mạng Mùa Thu năm 45 thế kỷ trước đến nay đã 71 niên kỷ. Điều này cho chúng ta tin rằng nỗi khốn cùng của dân tộc ta đang bước vào những tháng ngày cuối.
Phải chăng chính vì chia chung niềm xác tín ấy, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã có những lời lẽ lạc quan sau đây để kết thúc bài viết của anh.
“Và tôi nhận thấy mình có một niềm tin mới, rằng sẽ không có một sự “trở về” hay “đi tới” nào cả. Dân tộc này, đất nước này không thể đi vào khốn khó, nếu người người cùng nuôi hy vọng và nhìn bằng sự thật về đất nước mình, dân tộc mình, và cùng nhau leo ra khỏi nắp nồi đóng kín đó, trước khi quá muộn.”
Ngày đầu tháng 12-2016
____
[1] Theo lối giải thích lâu nay về quốc kỳ nền đỏ có ngôi sao vàng lớn chỉ Tàu cộng, bốn ngôi sao vàng nhỏ xoay quanh Tàu cộng là 4 quốc gia: Mãn, Hồi, Mông. Tạng. Từ đấy, dư luận cho rằng ngôi sao vàng nhỏ thứ năm ám chỉ trong tương lại do mật ước Thành Đô, Việt Nam sẽ trở thành nước thứ 5 bị Bắc Kinh thôn tính!

[2] Chi tiết này gợi nhớ tới nội dung bài chúng tôi viết năm rồi sau khi được nghe một clip video do người sinh viên 20 tuổi tên Lê Văn Thành ở Hà Nội thực hiện để bày tỏ cảm nghĩ xót xa của anh khi thấy “bên thắng cuộc” mỗi lần đến ngày 30 tháng Tư –đặc biệt nhân kỷ niệm 50 năm biến cố đau thương này- lại tổ chức diễu binh ăn mừng hả hê như muốn hạ nhục người dân cùng máu mủ miền Nam. Xin mời đọc trích đoạn sau đây.
“Đề cập ngày 30 tháng Tư, với bản thân Lê Văn Thành, anh coi ngày này là ngày Quốc Tang! Giản dị vì nó là ngày kết của cuộc chiến giữa 2 miền Nam Bắc Việt Nam, cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử dân tộc và cũng là một trong những cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, với một đất nước tan hoang và hàng triệu người đã ngã xuống trong khi nhiều triệu người khác phải tức tưởi bỏ nước ra đi.
Anh ngậm ngùi tự hỏi:
‘Ngày tàn của một cuộc chiến tang thương nhường ấy có nên cờ hoa rực rỡ, pháo nổ đì đùng hay không?’
Rồi anh tự trả lời:
‘Tôi luôn nghĩ rằng nên nhìn nhận về một cuộc chiến đã qua ở góc độ bi tráng, tang thương, chứ không phải hào hứng, hừng hực. Chúng ta không thể dạy lớp trẻ cảm thấy háo hức với những thứ phải trả giá đắt bằng máu và nước mắt, vì như vậy chỉ tạo ra một thế hệ hiếu chiến, khát máu mà thôi. Phải dạy lớp trẻ cảm thấu với nỗi đau của cha ông mà e ngại chiến tranh. E ngại không phải để hèn nhát, mà để cố gắng hết sức không lặp lại những đau thương ấy một lần nào nữa…. Vậy chúng ta (bên thắng cuộc) đã làm gì với ngày kỉ niệm kết thúc cuộc chiến để thu phục lòng người trong suốt 40 năm qua?
– Ăn mừng,
– Ăn mừng mỗi năm một to hơn. Đem chiến tích thắng cuộc ra để tung hô, tự mãn, khi cái giá phải trả là hàng triệu sinh mạng và một đất nước hoang tàn; Đem bên thua cuộc là người anh em máu thịt ra để hạ nhục, xỉ vả, nhiếc móc, trong khi lúc nào cũng bô bô Hòa Giải, Hòa Hợp. Nói không biết ngượng! Thử hỏi có ai mà hòa giải cho được với một kẻ ‘miệng nam mô bụng một bồ dao găm’ không cơ chứ?’” (Bài viết được đăng trên tuần báo Viettide và tạp chí Diễn Đàn Giáo Dân ờ nam California, HK)

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Ông Trọng phải thế nào mới được như thế chứ-DoanTrang



Ông Trọng phải thế nào mới được như thế chứ
·  Bởi Sapphire
30/01/2016
4 phản hồi
Đoan Trang
Description: https://www.danluan.org/files/u5311/79962a42-f0d7-492f-beaa-eba8a7a90239_cx14_cy17_cw86_mw1024_s_n_r1.jpg
Ở những nước có chế độ dân chủ đa đảng, các chính trị gia thuộc các đảng phái khác nhau cạnh tranh với nhau bằng các chính sách công - cũng giống như việc đưa ra giải pháp, sản phẩm cho “thị trường chính trị”. Chính sách đó thể hiện thông qua đường lối, cương lĩnh, chương trình hành động... của đảng. Ví như đảng theo chủ nghĩa tự do nhấn mạnh các khái niệm “phồn vinh, thịnh vượng chung”, “chính quyền hiệu quả”; đảng theo khuynh hướng bảo thủ thì đề cao “quốc phòng mạnh”, “thị trường tự do, cắt giảm thuế”, “chính quyền nhỏ gọn”, “các giá trị gia đình là cốt lõi”...
Ở Việt Nam từ trước đến nay, chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, kiên định với đường lối XHCN Mác-Lê. Đâm ra về căn bản, thị trường chính trị không có sự cạnh tranh về sản phẩm chính sách công, 100% người tiêu dùng bị cưỡng bức sử dụng một loại sản phẩm duy nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch.
Không có giải pháp nào cho thị trường, các “chính trị gia” xã nghĩa quay ra cạnh tranh với nhau bằng những “đường lối” kiểu như phe này thì có vẻ thân Mỹ và chịu cải cách, nhưng tham nhũng, phe kia bảo thủ, thân Tàu, nhưng được cái trong sạch. Vâng, như thế gọi là “đường lối” đấy ạ. Trong khi không tham nhũng, chống tham nhũng, hay nói cách khác là liêm chính, vốn chỉ là đạo đức căn bản của một người bình thường. Nó không thể là phẩm chất, là đường lối của một chính khách; trong một nền chính trị dân chủ, không chính trị gia nào đi cạnh tranh với nhau bằng việc ông/bà ta không tham nhũng và sẽ chống tham nhũng cả. (Đó là chưa nói đến chuyện chống tham nhũng ở một chế độ như thế là bất khả thi).
Còn chuyện “thân Mỹ”, “thân Tàu”, hay như ngày trước là “thân Liên Xô”, đều chỉ thể hiện não trạng vong thân và tư duy nô lệ, thứ không thể có trong chính sách đối ngoại của một nhà nước bình thường.
Nhìn cuộc tranh giành quyền lực giữa các “chính trị gia” xã nghĩa mà chỉ rùng mình nhận thấy họ không cạnh tranh với nhau bằng chính sách, đường lối quản trị đất nước, mà họ chỉ đang thi thố xem ai đểu giả hơn, lưu manh hơn, tàn bạo hơn và khốn nạn hơn...
Nói cách khác, tất cả những chính khách cạnh tranh lẫn nhau trong cùng một Đảng Cộng sản này, dưới cái mũ chung là “đường lối XHCN” này, đều chỉ đang theo đuổi tà trị chứ chưa bao giờ làm chính trị.
* * *
Cá nhân tôi nể (tuy không kính) ông Nguyễn Phú Trọng. Câu nói nổi tiếng của ông, “mình phải thế nào người ta mới thế chứ”, nghe tuy ngớ ngẩn nhưng về bản chất, nó đúng. Ông phải thế nào thì mới chiến thắng tất cả và tiếp tục là người cầm đầu một đội ngũ chính trị gia xã nghĩa đểu giả, lưu manh như thế chứ.
Tôi nể ông còn vì: Một trong NHIỀU phẩm chất của người làm chính trị là chữ NHẪN. Dù thế nào, ông Trọng cũng là người thể hiện được chữ Nhẫn ấy, ngay cả trong những thời kỳ tưởng như là sóng gió nhất của ông, khi vây cánh bị triệt hạ và đồng chí X. đắc thắng làm khuynh đảo cả chính trường Việt Nam.
Nói riêng về chữ nhẫn này: Nếu coi đó là một trong những phẩm chất của người làm chính trị, thì chỉ tính riêng về khía cạnh đó, ông Nguyễn Phú Trọng đã chiến thắng rất nhiều nhà hoạt động nhân quyền hiện nay ở Việt Nam - những người mà cái tôi quá lớn luôn khiến họ sẵn sàng chiến đấu với nhau...
trên mạng và ăn thua đủ với độc giả trên từng comment. Tất nhiên, việc đó không có gì sai, bởi vì họ là các nhà hoạt động nhân quyền chứ đâu phải chính khách; chỉ có điều nếu vậy thì họ sẽ rất khó để trở thành đối thủ của ông Trọng và đảng của ông.
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20160130/ong-trong-phai-the-nao-moi-duoc-nhu-the-chu#sthash.8GTIGfQj.dpuf