Cờ Vàng Bay Trên Đỉnh Fansipa - VN
Eve 2013/11/11
Việt Nam- 6 tháng- một mình một ngựa- một trái tim
Đây là bài viết của chị Eve, một người Việt định cử ở Mỹ. Chị đã đi "phượt" ở Việt Nam 6 tháng và viết một bài thật thú vị.
Fansipan Lá cờ… và một cái tát…
Tôi
thường bảo sức lực mình không biết có còn nhiều để trèo lên nóc nhà
Đông Dương không?... câu hỏi ấy hiện lên trong khi nhiều bạn trẻ tôi
quen ở Việt Nam khuyên tôi nên leo Fan một lần cho biết…
Fansipan
không phải là một ngọn núi cao mà tôi chưa vượt qua được khi còn trẻ…
ngày trẻ tôi rất thích núi và thích leo núi nên cũng đã từng leo núi
bằng tay, bằng dây, bằng đôi chân khỏe của mình nhưng bây giờ với số
tuổi này leo ngọn núi 3120 mét thì quả không phải là một chuyện dễ… nói
như thế ko có nghĩa là sức khỏe của mình không leo nổi nhưng cái ý
chí, nhiệt huyết của mình không còn như ngày xưa nữa… chứ thật ra với
nhiều người hơn tuổi tôi, nhất là những người ngoại quốc thì đó là
chuyện thường ( nếu họ thích leo)… nhiệt huyết và ý chí của tôi thường
không còn như ngày xưa nữa, qua năm tháng đã tàn lụi đi nhiều rồi…
nhưng lần này với một ý nghĩ được thấy lá cờ “ Việt Nam cộng hòa” bay
trên một ngọn núi cao nhất Đông Dương ( nói cho oai chứ Đông Dương thì
chỉ có 3 nước là Việt Nam, Lào và Campuchia mà thôi)… Tôi có nhiều hứng
phấn.
Vậy là
lần thứ hair a ngoài Bắc… Lần thứ hai một mình lang thang trên rừng Bắc
Việt vào mùa lúa chin đẹp nhất mà nhiều người muốn đến chỉ để chụp
hình cảnh đẹp thiên nhiên thì tôi đã đi một mình với tấm long mở rộng
để cảm nhận từng con đường và con người Bắc Việt một lần nữa. lần này
đi không phải để nhìn cảnh, hay tìm món ăn mà để cảm nhận những vùng
miền mình đi qua… Tôi thường ngừng lại chỉ để xuống gặt lúa cùng người
dân trên tuyến đường đi Sapa, hái trà ở Mộc Châu, kéo sợ giăng tơ trên
miền hẻo lánh Mèo Vạc mà vùng gì tên gì tôi cũng không biết… Cứ đi là
tôi luôn đến tiếp cận người dân để nhìn cuộc sống của họ, tìm hiểu và
suy ngẫm…
Tôi
quyết định leo Fansipan chỉ vì nghĩ một điều là thấy được lá cờ Tổ Quốc
tung bay… Suy nghĩ ấy làm nung náu bầu nhiệt huyết trong long tôi và
tôi chỉ muốn làm như thế…
Đến
Sapa tôi hẹn gặp một người đàn ông mà tôi quen trên phượt… Ông đến để
chụp hình và cũng đi một mình… Lần đầu tiên gặp và ăn tối, nghe ông nói
chuyện tôi thấy “con người” này là một người không thể kết làm bạn vì
quá khoa khoang nhưng tính tôi hay cả nể, ít nhiều không muốn nhìn vào
cái xấu của người ta nên không muốn tranh cãi những điều ông đã nói….
Ông
cũng muốn leo Fansipan vì đứa con gái của ông bảo “ bố nên leo cho
biết…”…. Đi đâu ông cũng đeo theo ba lô laptop để cứ có được 3G là post
hình lên trên trang phượt… Con người có người thích thể hiện cái này,
có người thích thể hiện cái kia… Ông thích chụp hình, hình khá đẹp vì
ông bảo ông là nghệ sĩ… Tôi cũng thích những tấm hình ông chụp, có góc
cạnh nghệ thuật nhưng ít nhiều cũng được chỉnh sửa bởi flick làm cho
hình ảnh sống động hơn… Tôi thì lại thích cái cách tự nhiên của ông
nhìn không qua photoshop….
Cũng
nói them về người đàn ông này… Ông sinh trưởng ở ngoài Bắc đến năm 75
mới vào Nam, năm 20 tuổi… Mẹ người miền Nam, bố người Bắc, có nghĩa là
mẹ ông là người Nam đi tập kết ngoài Bắc, như vậy có nghĩa là theo
chính nghĩa thì hai chúng tôi không đứng cùng vĩ tuyến… Ông bảo bố ông
là một nghệ sĩ và chính ông cũng là một nghệ sĩ… Tôi nghe ông nói về
mình bằng những tự hào về bố, mẹ để lại gia sản nhiều hơn là chính ông
đã tạo ra được… Tôi chán nghe nhưng tại cái tính cả nể ít phản kháng
khi không cần nên cứ người ta nói thì tôi chỉ ngồi nghe mà thôi… Nhưng
tôi có chia sẻ với ông việc tôi muốn làm khi leo Fan…
Thực
sự tôi không phải là một người thích nói về chính trị… Nhưng tôi biết
giá trị của những gi mà nước Việt Nam cộng hòa trước năm 75 để lại và
các ông cha của tôi đã đấu tranh và tôi luôn giữ lập trường của mình
nhưng tôi là người đàn bà nhỏ bé, cái đầu nhỏ, óc nhỏ nên tôi không
thích lí luận với người khác về chính trị trừ khi người ấy đụng chạm
đến thế chính mà tôi đang tôn trọng…

Tôi
nói với ông rằng tôi, tôi là người quốc gia Việt Nam chứ không phải
người Việt cộng sản nên lá cờ đỏ sao vàng không phải là lá cờ của tôi…
Nên khi đi đâu nếu tôi giương lá cờ vàng ba sọc đỏ lên (vì với tôi nó mang nhiều ý nghĩ của một nước Việt Nam
) thì xin hiểu cho rằng tôi chỉ muốn nói lên rằng trong tấm hình đó “
tôi là người quốc gia Việt Nam đã đến đây” … Cũng như nếu tôi là người
Pháp tôi sẽ giương lá cờ Pháp lên rằng “ tôi là người Pháp đã leo lên
đỉnh Fan”… Đơn giản chỉ có vậy thôi.
Ông
đã gật đầu đồng ý với tôi về quan điểm đó… Và tôi không thích bàn luộn
về chính trị hoặc tôn giáo với người đối diện, đó là hai vấn đề luôn
nhạy cảm với người mới quen… Tôi luôn nghĩ mỗi người có một tư duy
riêng, mình tôn trọng tư duy người khác thì họ cũng cần tôn trọng mình.
Những vấn đề chính trị, tôn giáo không nên đem ra làm đề tài bàn luận.
Nhưng
khi chúng tôi leo lên đến gần đỉnh Fan, đêm ngủ lại để sáng leo lên
đỉnh thì chúng tôi ăn cơm cùng nhau, có rượu uống… rượu vào thì lời ra…
Ban đầu ông uống rồi khoe khoang đủ thứ về mình, sau đến chuyện tôi
muốn đi tắm… Trời thì lạnh mà tôi luôn nói tôi không tắm thì không ngủ
được… Nhưng thực sự thì tôi là đàn bà, buổi sáng trước khi leo Fan thì
tôi lại đến chu kì nên đã định là không đi được nhưng rồi cũng cố gắng
vì nghĩ đã đến đây nếu đợi nữa thì sẽ mất rất nhiều thời gian nên tôi
đã ra tiệm thuốc mua vài viên thuốc uống cho bớt đau bụng rồi cứ đi…
Chẳng lẽ cứ nói toạc ra với ông là “ tôi cần đi….”. Sau khi cậu bạn trẻ
“ đẹp trai” đi cùng đoàn ( đoàng chúng tôi có 4 người, chỉ một mình
tôi là đàn bà, trong căn lều hôm đó có nhóm người Malaysia khá đông hai
vợ chồng hay hai bố con người Nga, chỉ có 4 chúng tôi là người Việt
Nam, vì hôm đó là ngày thường nên ít người Việt thì phải, nghe nói cuối
tuần thì rất đông) có hậu ý cầm đèn pin đưa tôi đi ra ngoài để tắm, dù
nước lạnh… Thật ra tôi chỉ cần lau mình sơ và rửa mặt đánh rang đôi
chút, thay cái áo, mặc them áo vào mà thôi…
Về
lại lều thì tiệc đã tàn, có lẽ vì cậu bạn trẻ và tôi đã đi nên tiệc
tàn nhưng ông ta dù uống cũng đã rồi nhưng vẫn chưa “ đã” khoe khoang
nên vẫn ấm ức. Tôi bảo ông đó đừng có ngủ gần tôi, cậu bạn trẻ nằm
chính giữa… Thật ra cái sập ngủ khá chật nên tôi chỉ muốn giữ ý tứ nằm
sát vào trong vách, nằm gần người trẻ tuổi đáng con mình vẫn an tâm hơn
một ông già… Chờ đến khi về đến chỗ ngủ ông lại nói tiếp, chê bai tôi
đủ thứ là không phải dân Phượt, dân bụi, hết chuyện ấy lại đến chuyện
chú chó tôi đem theo, cãi qua cãi lại, tôi thì tính nói lý còn ông xỉn
nên ông chắc chẳng biết mình nói gi chỉ khoái nói thôi… Thế là từ câu
chuyện tôi cần đi tắm, đến chuyện con chó ( ông bảo tôi thích thể
hiện nên đem thao chó làm người dẫn đường phải bế bồng mà thực sự thì
con chó của tôi đi theo nó đi còn nhanh hơn cả người vì nó có 4 chân
mà, anh chàng A Su người Mông dẫn đoàn đi có bế nó chỉ đúng hai lần ,
một lần là lúc leo thang, lên thang thì nó không thể leo lên được và
lần thứ hai là lúc sáng lên đỉnh cũng vì đường lên thang mà chó thì
không thể leo lên thang như người được… Còn hoàn toàn do Boogie – tên
con chó tự leo Fan một mình… Tôi có dặn anh A Su chăm sóc nó một chút
nếu cần nhưng cứ để nó đi như vậy nó mới là leo chứ ẵm bế thì khác nào
nó “ bị bế” lên Fan)….
Để
câu chuyện ngán lại thì từ cái chuyện tắm, đến chuyện chó, rồi đến
chuyện tôi than phiền rác rưởi… Những lời nói của ông đưa ra làm cho
tôi lượm giọng đi và xem thường một con người sống quá ích kỷ, chỉ biết
cho bản thân mình ( bởi vậy tôi chán ghét thế hệ 5x, 6x ở Việt Nam hôm nay, những con người ẫu trĩ)…
Cuối cùng thì đến việc lá cờ của tôi… đó là vấn đề chính để cuộc vãi
vã và tăng tốc thêm dù cậu bạn trẻ P đã can đan chúng tôi ... nhưng vì
ông bảo “ giữa cánh đồng Y Tì bà đưa lá cờ ba que lên”…thế là tôi có cớ nóng máu,...

Tôi
ghét kẻ nào không tôn trọng lá cờ quốc gia mà gọi lá cờ ba que....
Người có gốc và lá cờ là một phần linh thiêng cho tổ quốc, gốc gác
người đó…. Tôi chưa bao giờ đụng chạm đến lá cờ sáu vàng của cộng sản
dù tôi không ưa nó… Nên khi ông nói lên điều đó thì cơn thịnh nộ trong
tôi bùng nổ… sự bùng nổ làm tôi quên đi một điếu rằng " đùng bao giở cải với một kẻ thấp hèn ... Nó sẽ kéo bạn xuống cùng nó với sự kém hiểu biết của nó
" ( khg biết tôi dịch câu này ó chuẩn khg ) " don't argue with stupid
people, they will drag you down to their level and beat you with
experience "
Sự cãi cọ đưa đến một cái tát là khi tôi nói “ đối với con người như ông thì thà tôi đi cùng một con chó còn hơn đồng hành với một người vô ý thức, thiếu văn hóa…”
. Sau câu nói đó có lẽ ông nghĩ là tôi ví ông thua con chó… mà thật sự
khi nói câu đó tôi chỉ nghĩ rằng con chó làm bạn đồng hành tốt hơn con
người, tôi không ví ông là chó, nhưng có lẽ say nên ông nghĩ ngay tôi
nói ông là chó ( mà thiệt tình thì tôi luôn quý động vật và xem chúng
là người bạn tốt hơn con người … đúng là tôi quá đáng trong vấn đề này
khg nhỉ ? ). Nên ông xông lại tát tôi một bạt tay, cậu bạn trẻ P nãy
giờ đang can ngăn chúng tôi liền xông lại ôm ông ta nhưng quá muộn vì
ông ta đã xông lại tát tôi…
Từ
nhỏ tôi đã là đứa con gái không phải là một phần của phái yếu, tôi
từng học võ và từng lên võ đài nhiều lần để đánh nhau với nam nhi, lần
nữ nhi trong nhiều cuộc thi đấu, thắng thua đều có cả, nhưng chưa lần
nào có người tát tôi như thế cả… Chính mẹ tôi khi đánh tôi cũng chỉ bắt
nằm rồi đánh vào mông. Nói như thế để hiểu cơn thịnh nộ trong tôi tung
lên, thế là tôi cũng gạt luôn cả cậu bạn trẻ P ra xông lại tát thẳng
ngay vào má ông ta một cái và đấm luôn vai phải ông ta một cái…
Dù
cũng đã đánh trả lại và khinh bỉ những thằng đàn ông đánh đàn bà dù
với bất cứ lý do gi… Khi tôi hét lên chửi vào mặt ông ta là một người
vô học thức… Ông liền nhận ngay “ đàn ông ở Việt Nam tao đánh đàn bà là chuyện thường”.
Trời ạ ! nghe xong câu này chỉ muốn xông lại đập cho thằng đàn ông này
một trận. A Su nói hai chúng tôi muốn đánh nhau thì đi ra ngoài vì đã
làm quá ồn những người bên cạnh không hiểu chúng tôi đánh nhau và cãi
nhau chuyện gi… Tôi sẵn sang ra khỏi đó để đánh ông ta nêu ông ta chịu
đứng dậy để ra ngoài. Nói thật nhìn cái dáng người bé xíu, tay chân lèo
khèo chỉ cần hai cú đá của tôi là ông đổ ngã ngửa dù rằng đã hơn hai
mươi năm tôi đã không còn đụng đến võ thuật nữa… Chả cần khoe khoang gì
nhưng thiệt tình là máu nóng trong người tôi đã trào ra khỏi trái tim
mình nhiều lắm rồi… Bao nhiêu ngày một mình đơn độc đi quanh đất nước
Việt Nam, tôi gặp nhiều người, tốt xấu có nhưng trường hợp này thật là
ngoại lệ…
Nhưng
cuộc cãi vã kết thúc, ông ta nằm ngay xuống và tiếng ngáy đã vang lên…
Ông ta đã quá xỉn để biết mình làm việc gi… Tôi hiểu tôi đang vô lý
cãi vã với một thằng say… Nằm xuống sát vào vách gỗ, không kiềm chế
được tôi đã nức nở khóc, dù rằng tôi cũng đâu bị ức hiếp gi mà khóc
nhưng tôi khóc vì cái tính “ cả nể” của mình… Vì dù đã biết con người
này không phải là người tốt để kết bạn nhưng vẫn ngồi nghe ông ấy nói
cả hai ngày trời trên Y Tý, đã cùng đi hai ngày đường cùng từ Sapa đến Y
Tỳ… Tôi trách mình đã không thẳng thừng từ chối lời rủ rê đi cùng… Hay
cả nể không nói những gi chướng cái lỗ tai mình và trách mình đã để
một thằng say làm phiền đến tâm hồn mình, trái tim mình… Dù là thằng
say nhưng tôi ghét đàn ông cứ hễ nghĩ say là có thể nói gi thì nói và
thường muốn thêm rượu để nói, để làm những điều mà khi tỉnh không bao
giờ “ dám”…
Tôi
ra ngồi ngoài trời lạnh khóc và nghĩ mình không thể nằm cạnh một thằng
đàn ông đáng tởm như thế dù rằng đã có cậu bạn trẻ chen chính giữa…
Ngoài trời lạnh nhưng tôi không lạnh chút nào mà nước mắt cứ tuôn lả
chả… Cậu bạn trẻ ra ngoài lôi tôi vào và bắt tôi nằm xuống cùng nhiều
lời an ủi… Phải cảm ơn con người trẻ tuổi nhưng hiểu biết này, đã nắm
bàn tay tôi suốt đêm vì tôi cứ nức nở khóc… Suốt đếm tôi không thể nào
chợp mắt được vì tức, và suốt đêm ấy tôi chỉ muốn giết chết người đàn
ông đó. Quả thật con người tôi đáng sợ đến như thế đấy, nhất là khi bị
đụng chạm đến “ chính thể quốc gia dân tộc….” mình, dù rằng người đó
cũng là người Việt Nam… Tôi còn nhớ khi cãi tôi cũng đã giảng cho ông
hiểu tôi không phải là Việt Kiều, khi ông nói tôi cứ nghĩ tôi có tiền
là về đây khoe khoang bằng cách đem chó theo … ( thật vô lý khi nói như
thế… ôi một kẻ say vô học thức )… Tôi liền giải thích cho ông hiểu
rằng tôi không phải Việt Kiều…
Việt Kiều là khi bạn có quốc tịch Việt Nam và bạn đi ta nước ngoài ở
một thời gian sau đó về lại thì bạn mới là Việt Kiều, còn tôi là người
bị tước đoạt quốc tịch, bị tống khứ ra khỏi Việt Nam… Bị mất nước, mất
quốc gia “ tôi là người Mỹ gốc Việt… xin hiểu và cũng đừng bao giờ gọi
tôi là Việt Kiều”…
Không
biết tôi có phải là một con người có chứng bệnh “ khùng” khi nói đến
thể chính về người Việt quốc gia và người Việt cộng sản không nữa…
Nhưng cứ hễ khi nào người ta gọi tôi là Việt Kiều, tôi đều chỉnh sửa họ
và nói lên điều ấy… Thiệt tình, nếu tôi cứ không kiềm chế được thì
chắc tôi sẽ có ngày không được bước chân vào Việt Nam, hay hoặc tôi sẽ
ngồi tù sớm thôi vì cái miệng hay “ cãi” của mình… May cho tôi vẫn còn
mạng để trở về nhà bình an… Và cũng tội nghiệp cho ông anh tôi - người
cộng sản “ chân chính” luôn lo lắng và luôn dặn dò khi tôi đi đừng đem
những điều mình nghĩ nói “ thẳng” quá nói chuyện với người ngoài Bắc…
Nếu có hệ gì ông ấy chẳng thể lo được gi cho tôi đâu…
Suốt
đêm không ngủ, suốt đêm nức nở… Buổi sáng sớm tôi thức dậy vẫn tỉnh
táo và xem mọi chuyện như chưa có gi sảy ra… Tôi quyết định rằng không
thể để một thằng vô học thức làm phiền trái tim mình … Và tôi quyết
định rằng không để mắt đến người đàn ông đó…
Sáng
sớm ông ta tỉnh dậy, điều đầu tiên là nói lời xin lỗi tôi “ Xin lỗi
em, tối qua anh say quá nên…” . Tôi quay mặt đi và chỉ nói đúng một câu
“ ông đừng nên nói chuyện với tôi …, trước mặt tôi hình như không có
ông…”…. Trong suốt quãng đường leo lên đỉnh và suốt quãng đường về lại
có lúc ông ta cũng nói vài câu như bảo tôi chụp hình chung với nhau khi
đến đỉnh nhưng tôi không trả lời và không xem cái con người ấy có
trước mặt của mình hay không? ….
Buổi
sáng ba tiếng đồng hồ leo lên được đến đỉnh Fan vất vả, mệt mỏi nhưng
quá tuyệt vời khi biết mình đã leo lên được đến nóc nhà Đông Dương… Vì
đi khá sớm nên sương nhiều và mây mù giăng kín nên chúng tôi không thấy
núi non bao quanh, chỉ thấy như mình đang đứng trên tầng mây ấy… Một
điều đáng buồn phiền là trên đỉnh chung quanh rác nhiều vô số kể… Tôi
rất buồn vì điều đó… Vì tôi nghĩ những bạn trẻ Việt Nam hôm nay leo Fan
không phải là dân “ thường” có nghĩa là các bạn ấy ít nhất còn trẻ và
cũng đã học xong bặc trung học, hoặc đại học, những kiến thức bảo vệ
môi trường của họ là như thế này hay sao?... Tôi thường không trách
những bà bán hàng rong xả rác, hay những người nghèo khổ vì họ không có
kiến thức nhiều để hiểu mình cần phải bảo vệ môi trường , nhưng tôi sẽ
rất thất vọng khi thấy giới trẻ ở Việt Nam hôm nay dù đã có học, có
văn hóa nhưng luôn thiếu văn hóa… A Su có cho tôi biết rằng cũng có
những người dân được mướn lên đây để lượm rác trên đường nhưng người xả
thì nhiều và người lượm thì ít…. Từng cái ủng mang để bảo vệ đôi giầy,
đến cái chai nước và nhất là những vỏ kẹo giấy nhỏ được vứt ra… Nếu
tôi là người đi lượm rác tôi cũng chỉ có thể lượm những chai lọ nước
uống chứ bảo phải lượm từng vỏ kẹo nhỏ trên đường thì làm sao “ tôi”
người được mướn muốn đi nhặt rác ( dĩ nhiên là khi nhận công việc này
mấy ai là người có học thức để ý thức nhiều và kỹ lưỡng để lượm cho hết
đây….?
Nên
trên đỉnh Fan làm tôi buồn và thất vọng vì chỉ thấy toàn rác khi khí
trời trong lành, và mây mù bao phủ như cảnh tiên… Mà cảnh tiên này là
cảnh của “ tiền đồng Việt Nam”… nên đầy rác rưởi của nhiều người “ vô ý
thức”….
Tôi
lôi lá cờ ra và cắm trên cây tre cầm leo Fan đường cao và bảo cậu bạn
trẻ chụp hình giúp mình… Cậu bạn trẻ ấy cũng xin cầm lá cờ và chụp hình
cùng tôi… Nổi vui trong lòng tôi dâng trào và tôi đã xuống dưới núi
với nhiều niềm vui hơn nỗi buồn vì chuyện không vui với người dần ông
ấy…
Trong nhóm
đi có bốn người… Cậu bạn trẻ tên P đã an ủi tôi, giúp tôi khi tôi xuống
tinh thần mà tôi đã nói ở trên… Một cậu bạn trẻ nữa tên L… L là dân du
học Buckley trở về nước làm việc vì cậu nghĩ Việt Nam dễ làm giàu hơn,
vì nếu cậu ở lại Mỹ thì cậu chỉ là người làm công… Cậu leo núi nhiều,
và cậu đã cư sử như đúng một người Mỹ … Các bạn cãi thì là chuyện của
các bạn, tôi không muốn can dự vào… Tôi thích nói chuyện về leo núi, về
rừng Yosemite, về SanFran trường học nhưng cậu ấy không để lại trong
lòng tôi một cảm tình nào hết… Và tôi hiểu thêm một điều nữa là thế hệ
9x ngày nay ở Việt Nam phần nhiều họ chỉ muốn làm giàu, có tiền thật
nhiều hơn là làm gi cho xã hội… Đôi lúc tôi thích những người trẻ thế
hệ 9x này nhưng tôi nghĩ xã hội Việt Nam ngày nay cần nhiều người có
học thức du học trở về quên bản thân mình để mong xã hội tốt đẹp hơn là
lao đầu vào kiếm tiền… Có lẽ tôi đã khắt khe với họ quá… Tuổi trẻ bây
giờ chỉ mong sau này có tiền tài danh vọng… Đó không phải là điều xấu
xa… Đó là phấn đấu để sống còn ở quanh ta hôm nay mà thôi…
Tôi
đã dương cao được lá cờ trên đỉnh Fansipan … Lá cờ vàng ba sọc đỏ ngày
xưa hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị cũng đã dương cao khi đi đánh quân
tàu… Lá cờ đầy ý nghĩa… màu vàng tượng trưng cho da vàng Đất Việt, ba
sọc cho ba miền Nam, Trung, Bắc… Tôi yêu lá cờ quốc gia đó… Tôi mong
một ngày chính thể có thể thay đổi và người Việt Nam ở Việt Nam sẽ hiểu
ra rằng lá cờ đỏ sao vàng cờ chỉ là lá cờ theo Trung Quốc mà thôi ...
nó chẳng mang một ý nghĩa nào cả… Có lẽ điều đó còn rất lâu mới làm
được nếu thi thể ông Hồ còn nằm đó trong bảo tang trong lòng Hà Nội… mà
điều đau buồn là quân tàu đã tàn phá đất nước Việt Nam, tại sao chúng
ta vẫn cứ bám gót họ khi cả khối Đông Âu cộng sản đã tan rã ở Nga…
Tượng hình Leenin, Lê Mark đã kéo sập đổ… Bức tượng Balinh cũng đã ngã…
Vậy mà lòng người cộng sản Việt Nam không thay đổi được…
Theo dọc đường cong của đất nước Việt Nam ... Mà nơi nào còn lá cờ đỏ sao vàng thì nơi đó còn nghèo đói ...
Lời cuối cho cuộc hành trình leo Fan…
Lá cờ tổ quốc … “ tôi người Việt Nam quốc gia đã đến Fansipan … lá cờ vàng đã ngạo nghễ bay trên nóc nhà Đông Dương”….
Mãn Nguyện…
Eve...
Cám ơn các Ông đã thố lộ tâm tình.
Tuổi trẻ nhiệt thành của các Ông đã bị phung phí, dấn thân vào một cuộc tranh đấu tưởng là “có thể” đem hạnh phúc đến cho nhân dân và dân tộc. Nay nhìn lại mới thấy mình sai, và chính hành động của mình đã đóng góp ít nhiều để có chế độ csvn bán nước hại dân ngày nay!
Rất đồng ý với các Ông rằng:…”Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài.…Nhưng đã lỡ rồi, không lẽ chỉ ngồi than vãn hay nói thế thôi sao?
Thiển nghĩ, cho dù hành động của mình là cố ý hay vô tình thì cũng đã gây hoạ cho đất nước và dân tộc. Vậy không thể làm ngơ trước thế sự, mà phải góp cánh tay “xoay vần chế độ” theo chiều hướng ích nước lợi dân các Ông ạ!
Kính chúc quý Ông sức khoẻ tốt, luôn kiên cường và nhiều nghị lực đề cùng toan dân xây nền DÂN CHỦ và một nhà nước pháp quyền, tôn trọng Nhân quyền, nhân bản,… CÔNG LÝ và CÔNG BẰNG.
Cám ơn Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và ĐCV.Info về bài phỏng vấn này.
30/04/2012 at 17:42
Điều đáng chú ý là Đà Lạt,nơi tụ hội khá nhiều khuôn mặt ủng hộ dân chủ,chống lại độc tài CS.dù đã từng môt thời u mê và mù quáng tin những lời đầu môi chót lưỡi của đảng lừa Cộng Việt. (nguyên văn)
Chính tôi cũng làm lạ về điều này. Trước kia mình biết một vài khuôn mặt nổi bật. Chẳng hạn cánh “ăn cơm quốc gia thờ ma CS”, tiêu biểu như Tiêu Dao Bảo Cự và Mai Thái Lĩnh (aka Hoàng Thái Lĩnh, bạn thân với nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang); rồi con người mới xã nghiã như Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu …
Hà Sĩ Phu, một trí thức của mái trường xã nghĩa, từng du học ở Hung, chưa từng tham gia vào nội chiến như Bùi Minh Quốc, với tiểu phẩm “Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm Bảng Chỉ Đường Của Trí Tuệ” (1988), đã gây sôn sao dư luận trong và ngoài nước. Nếu tôi nhớ không lầm bài này được đăng trên tạp chí Thông Luận Paris vào thập niên 90, mặc dù tác giả viết đã lâu rồi.
Bùi Minh Quốc thực ra mới là con chim đầu đàn đại diện cho nhóm ngoài này ta quen gọi bằng cụm từ ngữ “phản tỉnh-phản kháng” ở Đà Lạt, tôi nghĩ như thế sau khi nghiên cứu kỹ. “Đất lành chim đậu” khi được mời về phụ trách mảng văn nghệ ở Đà Lạt giữa thập niên 80 (1985); và BMQ đã phát triển tài năng, trở thành một khuôn mặt dissident nổi tiếng trong và ngoài nước kể từ đó.
Wikipedia:
Cuộc đời nhà thơ Bùi Minh Quốc gắn liền với huyền thoại về sự hy sinh của văn nghệ sĩ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Quê ở Mỹ Đức – Hà Tây, ngay từ khi còn trẻ, Bùi Minh Quốc đã sớm nổi tiếng ở miền Bắc với bài thơ “Lên miền Tây”. Bài thơ này đã được phổ biến rộng rãi và đưa vào chương trình giáo khoa phổ thông thời bấy giờ.
Năm 1961, nhà thơ Bùi Minh Quốc và nhà văn – nhà báo Dương Thị Xuân Quý quen nhau và yêu nhau. Năm 1966, hai người cưới nhau. Năm 1967, nhà thơ Bùi Minh Quốc xung phong vào chiến trường miền Nam, công tác tại Ban Văn nghệ Khu V, nổi tiếng với tập thơ “Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ” với bút danh Dương Hương Ly. Khi đó con của ông và bà Xuân Quý mới 6 tháng tuổi.
Một năm sau, 1968, nhà văn Dương Thị Xuân Quý cũng lên đường vào chiến trường miền Nam. Bà gửi lại con gái đầu lòng và cũng là duy nhất là Bùi Dương Hương Ly cho thân mẫu là bà Hoàng Thị Tín trông nom. Hai vợ chồng Bùi Minh Quốc công tác cùng cơ quan (một tờ báo tuyên truyền được đặt ở trên núi), họ gom góp lại một số bài thơ và truyện ngắn của mình đã được đăng rải rác trên các báo hay các tuyển tập, đem in thành một tuyển tập riêng của hai người, và đặt tên là “Chỗ Đứng”.
“Chỗ Đứng” (1968) được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn in, nhưng khi sách in xong, gửi vào trong chiến trường miền Nam thì Xuân Quý đã hy sinh. Lúc đó Bùi Minh Quốc đang bận làm dở một bài báo nên để vợ đi công tác xuống vùng đồng bằng trong vùng Quảng Đà, còn bản thân dự định sẽ xuống sau đó một tháng. Ngày 8 tháng 3 năm 1969, Dương Thị Xuân Quý bị lính Đại Hàn bắn chết ở Duy Xuyên trong một trận càn khi tuổi đời mới vừa 28.
Sau năm 1975, Bùi Minh Quốc ở Đà Nẵng, làm Phó Chủ Tịch hội Văn Nghệ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, Tổng biên tập Tạp chí Ðất Quảng. Mùa thu năm 1985 ông vào thăm Đà Lạt, được đưa lên gặp Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, và được ông này đề nghị về giúp lập Hội Văn Nghệ Lâm Đồng – Đà Lạt. Trong kỳ đại hội thành lập hội Văn Nghệ, ông đựoc bầu vào chức vụ Chủ tịch.
Tại Đà Lạt, ông cùng đồng nghiệp thành lập tờ báo Lang Biang, lấy tên theo một câu chuyện thần thoại của vùng này. Để có thể mang cái tên này họ đã phải giải trình cho ông Bí thư Tỉnh ủy, nhưng ông này cũng không dám quyết, mà phải mở một cuộc họp để ban Thường Vụ Tỉnh quyết định, và họ đã phải nhờ đến một nhà chuyên nghiên cứu văn hóa sắc tộc để thuyết phục. Tờ báo này sau đó bị đóng cửa, phải ngưng xuất bản chỉ sau 03 số báo. Nguyên nhân theo lời Bùi Minh Quốc là do họ đã “đăng tải những bài viết mà các vị lãnh đạo địa phương cũng như vĩ mô không hài lòng”.
[hết trích]
Muốn biết rõ chi tiết về tờ báo Lang Bian ta nên tham khảo TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG (nhà xuất bản Lê Trần, Cali, Mỹ, 1990) nơi trang 318 dưới tựa đề DẪN NHẬP PHẦN BA:
[trích]
Sau khi ban hành nghi quyết 05 về văn nghệ, sinh hoạt báo chí trong nước, vốn rất khô khan công thức, bỗng khởi sắc với sự xuất hiện một loạt các tờ báo từ các địa phương miền Trung và miền Nam, một trong các yếu tố gây sự sinh động của các tờ báo này là sự tham dự của một số nhà văn gốc miền Nam (không kể những nhà văn miền Nam đã vô bưng trước 1975).
Một trong những tạp chí đó là tờ Lang Bian xuất bản tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tờ báo này do BÙI MINH QUỐC, một thi sĩ đảng viên làm Tổng biên tập, và BẢO CỰ, một sinh viên tranh đấu cũ làm Phó Tổng biên tập. Tờ báo tập trung nhiều cây bút đã cộng tác với tờ Văn Nghệ, Sông Hương, Tuổi Trẻ …
Ngay trong Lang Bian số ra mắt, tháng 10-1987, đã xuất hiện bài thơ NHỮNG CÂY THÔNG KÊU của Thanh Thảo và hai bài thơ MÙA THU ĐI QUA và CẢM XÚC ĐI TRÊN ĐƯỜNG NGUYỄN TRÃI của Đặng Thị Vân Khanh.
Ngay sau đó, các bài thơ trên đã gặp phản ứng của giới phê bình bảo thủ qua bài góp ý của BIỆN DUY TÍCH và NGÔ THANH LOAN, đã được toà soạn Lang Bian cho đăng trên tờ Lang Bian số 2. Lập luận của Biện Duy Tích và Ngô Thanh Loan biểu trưng cho lối phê bình “chỉ điểm văn nghệ” là lối phê bình chủ đạo của văn học xã hội chủ nghiã.
Điểm đặc biệt trong trường hợp này, là sau bài “chỉ điểm văn nghệ” của BDT và NTL, phản ứng của quần chúng đã bộc phát mạnh mẽ để bênh vực hai nhà thơ này (chú thích riêng: Thanh Thảo và Đặng Thị Vân Khanh) và bày tỏ thái độ chống đối quyết liệt với hai nhà bồi bút đi theo đảng. Hai mươi trang báo Lang Bian số 3 tháng 5/88 đã được dành để đăng tải những ý kiến đóng góp tích cực của quần chúng.
Chúng tôi xin đăng nguyên văn ba bài thơ của các tác giả Thanh Thảo và Đặng Thị Vân Khanh và tất cả những ý kiến đóng góp của độc giả để chúng ta nhìn được một trường hợp phản kháng tiêu biểu của sinh hoạt văn học trong nước.
Điềm cần lưu ý, là sau khi cho đăng tất cả những ý kiến của độc giả, tờ Lang Bian bị đóng cửa (sau số 3), và Tổng biên tập Bùi Minh Quốc bị tước đảng tịch.
[hết trích]
Tôi xin miễn nói nhiều về Tiêu Dao Bảo Cự, thứ nhất sẽ dài dòng quá, thứ hai cũng không ai lạ lùng gì về ông. Tuy nhiên tình cờ đọc trong blog của Phạm Thị Hoài, tôi bắt gặp bài phỏng vấn Bảo Cự của nhà văn Phạm Thị Hoài, tôi bắt gặp một đoạn thuật chi tiết hơn về “hậu Lang Bian” như sau:
Phỏng vấn Tiêu Dao Bảo Cự – Tôi chẳng cần bất cứ một sự lãnh đạo nào (29/01/2012)
[trích]
Tiêu Dao Bảo Cự: Cuối năm 1988, Bùi Minh Quốc và tôi ở Hội Văn nghệ Lâm Đồng tổ chức chuyến đi xuyên Việt đòi tự do sáng tác, báo chí, xuất bản và đổi mới thực sự, có nhà thơ Hữu Loan cùng đi. Trên đường từ Hà Nội về Đà Lạt, tôi đã viết bản dự thảo tuyên bố ra khỏi Đảng, chung cho Bùi Minh Quốc và tôi. Anh Quốc không đồng ý, anh nói nếu cần cứ để bị khai trừ và tiếp tục khiếu nại như một cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng, làm rõ đúng sai, tranh thủ những người tốt trong Đảng. Trong hoàn cảnh đó, tôi không thể tách ra khỏi anh Quốc để làm một mình vì chúng tôi cùng một cảnh ngộ, cùng một cuộc chiến đấu và đang rất đơn độc. Cuối cùng, sang năm 1989, cả hai đều bị khai trừ sau một cuộc đấu tranh gay gắt trong Hội Văn nghệ Lâm Đồng và nội bộ Đảng, không chỉ ở đảng bộ địa phương mà liên quan đến tận trung ương.
Sau khi bị khai trừ Đảng, họa sĩ Lưu Công Nhân lúc đó thỉnh thoảng qua lại Hội Văn nghệ, đến thăm tôi và chúc mừng tôi đã được “giải phóng”. Ông còn nói thêm, các anh ở trong này chưa hiểu biết về cộng sản, nếu các anh ở ngoài Bắc trước đây mà làm như vậy thì đã tù mọt gông hay “giữa đường mất tích” rồi.
Dù ở trong hay ngoài Đảng, tôi chỉ là tôi, không hề là con người khác. Tôi vào Đảng là tự nguyện, chấp nhận và bị chi phối bởi những nguyên tắc, quy định của Đảng. Khi ra khỏi Đảng, tôi không còn những ràng buộc đó và có nhiều tự do để thể hiện con người đích thực của mình.
[hết trích]
Nói tóm lại, không hiểu phong trào phản tỉnh phản kháng ở Đà Lạt nói riêng vào thời điểm 87-88 có ảnh hưởng ít nhiều gì đến sự (tự hay bó buộc phải) ra đi của hai ông to đầu trong thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng hay chăng ? Theo tôi nghĩ, dĩ nhiên là phải có “LỬA MỚI CÓ KHÓI” !
Tại sao đến giờ này mà sự thật vẫn cứ bị che dấu ít nhiều nhỉ !???
Lại Mạnh Cường
TB:
Trước 75 ở Đà Lạt cũng không thiếu những nhân vận thành danh xuất thân từ Đà Lạt. Chẳng hạn con chim đầu đàn Du Ca VN Nguyễn Đức Quang đã lớn lên từ đây mặc dù là dân Bắc di cư 54; nhạc sĩ tình ca gốc thiểu số Từ Công Phụng; rồi cả nữ hoàng chân đât chuyên hát nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn là Khánh Ly …
Ở Đà Lạt tụ hội những cơ sở tinh hoa của VNCH, chẳng hạn về quân sự là Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt; rồi trung tâm Nguyên Tử lực cuộc; rồi những chủng viện nổi tiếng của Kitô giáo (Giáo hoàng chủng viện ?); Viện Đại học của phía Kitô (?) Đà Lạt …
Nhận định và cãm nghĩ vừa minh bạch, thành thực vưà dứt khoát cuả các anh là bài học quí hiếm, cần thiết cho nhiều thế hệ đang trên đuờng đang bị tiếp tục đầu đôc.
Thanh niên và sinh viên cã nuớc đang nóng lòng chờ đợi đón nhận các hồi ký với nhiều trãi nghiệm cuã các anh. Thời đại đang đòi hỏi. Mong các anh đáp ứng .
Thật lòng mà nói, những điều trình bày của hai ông rất thuyết phục, thấy rõ là đảng CSVN là phi chính nghĩa, là lừa dối dân VN, là tội đồ Dân Tộc. Nhưng xin hỏi tại sao, rất nhiều người thấy như vậy, nhiều người giải bày như vậy mà chế độ vẫn trơ trơ. Tại sao dân trong nước không nổi lên đồng loạt để cứu đất nước. Có phải ngững người thấu đáo, những người hiểu rõ nguồn cơn quá ít trong số 90 triệu đồng bào chăng. Xin hai ông lượng định và cho biết cụ thể chừng nào toàn dân mới đồng lòng đứng lên được , 1,2 năm hay 30,40 năm nữa, hay CSVN sẽ mãi mãi cai trị và đàn áp, bóc lột dân mình.
Long Điền 6 tháng 5 2012
“Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.
Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.“