Khi tôi bỏ công viết những dòng này thì tôi tin là ông không biết nhiều lắm về chế độ CS tại VN, hay có biết cũng chỉ là biết những gì họ cho ông biết. Nếu có hơn thì cũng do sách vở, báo chí cả trong lẫn ngoài nước đề cập đến, chẳng hạn về cuộc Cải Cách Ruộng Đất mà ông và vài vị độc giả đang thảo luận.
Ông nói không sai, CCRĐ CHÍNH THỨC bắt đẩu vào ngày 19/12/1953 khi luật CCRĐ được ban hành. Nhưng trước đó, vào những năm 1951 ở Khu Tư( Thanh-Nghê-Tĩnh) thì nó đã được bắt đầu. Trước đó nữa vào năm 1949 qua một Thông Tư Liên Bộ, nó đã được đề cập đến. Nhưng thực ra, ngay từ khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, những vùng do Việt Minh kiểm soát đã hình thành cuộc cải cách ruộng đất dù mới có tính cách sơ bộ do những nguyên nhân sau:
- Tình hình an ninh tại một số vùng làm cho người Pháp, Việt thân Pháp bỏ đi, ruộng đất của họ được phân phối cho nông dân để lôi kéo từng lớp chiếm đại đa số ở nông thôn Miền Bắc đi theo VM.
- Một số đia chủ vì sợ và có it nhiều hiểu biết về VM cũng bỏ đi và để lại ruộng đất.
-Dùng bạo lực quy kết những điền chủ là thông đồng với Pháp để cướp đoạt tài sản, ruộng đất cuả họ…
VM ngay từ những năm 1946, không những lấy đất của những thành phần trên, mà đối với những người có nhiều ruộng đang cho thuê, VM cũng đã cắt giảm điạ tô, bãi bỏ mọi khoản tiền(luá) thuê ruộng (của điền chủ). Theo tài liệu chính thức của Đảng CSVN( Đại Cương Lịch Sử VN, do Lê Mậu Hãn chủ biên, nhà xuất bản Giáo Dục, tháng 3, 2007) thì công cuộc CCRĐ đã được Đảng và CP TIẾP TỤC TỪNG BƯỚC GIẢI QUYẾT TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP( từ 1946), nhưng chỉ đến 1953 mới ban hành luật và phát động quy mô trên cả nước (VNDCCH).
Đây là lời phát biểu cuả HCM tại phiên họp thứ 3 Quốc Hội (khoá I) :
“….Luật CCRĐ cuả ta chí nhân, chí nghĩa, hợp tình, hợp lý. Chẳng những là cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng để cày, mà đồng thời CHIẾU CỐ “đồng bào” Phú Nông, “đồng bào” Địa Chủ…”
Chiếu cố như thế nào chắc mọi người đã rõ. Ai là ‘đồng bào’ cuả tên CS HCM/ Hồ Tập Chương thì miễn bàn.
Bao nhiêu “đồng bào” cuả CS đã hiến tiền bạc, tài sản, ngay cả sinh mạng cho chúng như mẹ con bà Cát Hanh Long, cha con ông Đặng Văn Hướng, Đặng Văn Việt Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 174 khét tiếng và hàng chục, hàng trăm ngàn những người yêu nước bị giết vì thuộc thành phần trí thức thành thị, phú nông, trung nông, điền chủ ở thôn quê.
Một trường hợp khốn nạn là cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm, từng là Tổng Đốc Thanh Hoá, một nhà nho trong sạch, yêu nước, dù bỏ quan về làm dân, CS cũng không tha. Năm 1954, cụ bị đấu tố, bị kết án 20 năm tù bị đưa đi “cải tạo”. Cụ đã nhịn đói cho đến chết khi bọn CS nhốt cụ vào cũi, tới bữa ăn, chúng đem cho it cơm để trong lá chuối đặt dưới đất và bắt cụ sủa gâu gâu như chó rồi mới được ăn. Dù cha CHẾT THẢM, CHẾT NHỤC như vậy, tên khốn nạn NGUYỄN KHẮC VIỆN (Bác Si) và bày em nó như NGUYỄN KHẮC PHÊ, NGUYỄN KHẮC PHI … vẫn một lòng đi theo CS và suốt đời phục vụ đắc lực cho Hồ và bè lũ. Cũng may trong số con cụ Nguyễn Khắc Niêm còn GS Nguyễn Khắc Dương, ( ĐH Đà Lạt) là đi theo đường khác, phục vụ Quốc Gia Dân Tộc, và bị đối xử vô cùng khắc nghiệt khi CS chiếm được Miền Nam.
AFP: Một người Đức kiện nhà cầm quyền Hà Nội
Bác sĩ Đức Bernhard Diehl, người đã sống sót sau 4 năm bị giam cầm tại Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam vừa quyết định khởi kiện nhà cầm quyền Hà Nội.Ông Bernhard Diehl đưa ra quyết định này sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Theo thông tin của báo Focus, bác sĩ Bernhard Diehl thuộc thành phố Mainz, 66 tuổi, trong thời gian ngắn tới đây sẽ gửi đơn khiếu nại tới Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva. Vị bác sĩ tâm thần muốn Hà Nội trả lại các giấy tờ và ghi chép của ông ta đã bị nhà cầm quyền tịch thu vào thời điểm đó.
Diehl bị bắt trong tháng 4 năm 1969 cùng với bốn nhân viên của cơ quan “bảo dưỡng” Malteser tại Nam Việt Nam. Ông bị tình nghi là gián điệp, nhưng theo ông, điều này hoàn toàn sai.
Sau nhiều tháng bị giam cầm, những người nước ngoài này được đưa ra Bắc Việt Nam. Ba trong số năm người Đức đã bỏ mạng vì không vượt qua nổi sự khắc khổ trong quá trình vượt rừng.
Từ mùa xuân năm 1970, Diehl đã bị biệt giam ở Hà Nội và 3 năm sau đó ông được tự do.
Đòi lại những bài thơ
Diehl muốn đòi lại những bài thơ của ông! Bernhard Diehl giết thời gian trong 3 năm bị giam giữ bằng cách làm thơ và viết những câu chuyện.
Một thời gian ngắn trước khi được tự do, giám đốc nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội đã tịch thu tất cả tài liệu của ông. Diehl đã viết lại một số bài thơ sau khi trở về Đức theo trí nhớ của mình. Nhưng cho đến ngày hôm nay, vị tiến sĩ bác sĩ tâm thần, 66 tuổi quyết định khởi kiện để tìm cách có lại tác phẩm của ông còn nằm ở Hà Nội.
Ông Diehl nói, “Tôi muốn có lại tất cả các bài thơ của tôi“!.
Câu chuyện về Diehl đã được nhà làm phim tài liệu Emanuel Rotstein thực hiện trong bộ phim “Die Legion – Deutscher Krieg in Vietnam“ (The Legion – German war in Vietnam ) – tam dịch là ”Quân đoàn Lê Dương, chiến tranh Đức tại Việt Nam” .
Phim tài liệu này sẽ được chiếu vào ngày 27 Tháng Mười trên làn sóng “History Channel” (Sky).
(Theo Focus: Vier Jahre Einzelhaft in Hanoi im Vietnamkrieg entführter Deutscher klagt
Sonntag, 20.10.2013, 08:55 )
Biên tập theo bản của Ngọc Châu
http://www.danchimviet.info/archives/80869/afp-mot-nguoi-duc-kien-nha-cam-quyen-ha-noi/2013/10