http://dcvonline.net/2013/05/27/nhan-thuc-cua-le-van-huu-va-ngo-si-lien-ve-lich-su-viet-nam/
Triệu Đà là vị vua khéo léo giữ được độc lập cho đất nước mà không hy
sinh sự đồng đẳng giữa hai nước Nam Việt và Trung Quốc nên không bị mất
mặt trên đường ngoại giao. Đó là những lý do khiến Lê Văn Hưu coi Triệu
Đà như người sáng lập ra nước Việt Nam. Dĩ nhiên Lê Văn Hưu cũng biết
đến những vị lãnh đạo khai quốc khác trước Triệu Đà, nhưng hình ảnh
những vị khai quốc đó mờ nhạt trước hình ảnh Triệu Đà vì những vị lãnh
đạo khai quốc trước Triệu Đà đều bằng lòng với danh hiệu vương 王 do
triều đình Trung Quốc phong cho, và không dám nghĩ tới việc xưng đế 帝.
Bình về Triệu Đà, Lê Văn Hưu viết cái lớn lao của người trị nước không
phải là cái lớn lao của diện tích đất nước người đó mà là cái đức 德 của
người đó. Lời đó là lời Lê Văn Hưu bác bỏ lời Lục Giả so sánh Triệu Đà
với Hán Cao Tổ trên đây. Trong lời Lê Văn Hưu, chữ đức không chỉ trọn
vẹn là chữ đức của đạo nho. Chứ đức này là chữ đức của một vị đế, biết
hạ mình để giữ nước, như lời Lão Tử Đạo Đức Kinh. Lê Văn Hưu đã đoan kết
là hai vị vua đầu nhà Trần, Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đều đã
theo đúng gương Triệu Đà, một mặt giữ viện toàn được đất nước, mặt khác
mềm mỏng giữ được bình đẳng ngoại giao với triều nhà Nguyên.
http://dcvonline.net/2013/05/28/nhan-thuc-cua-le-van-huu-va-ngo-si-lien-ve-lich-su-viet-nam-ket/
Lê Văn Hưu chủ xướng là Đinh Bộ Linh đã giành được nền tự chủ hoàn toàn
cho đất nước, không kém gì Triệu Đà đời trước. Đinh Bộ Lĩnh đã tự xưng
hoàng đế, đặt quốc hiệu mới, sửa sang giềng mối triều chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét