Miền Bắc : “Bên Thắng Cuộc”, tác giả Huy Đức : “Trước năm 1975,
nhiều cán bộ miền Nam ra thăm miền Bắc đã hết sức ngỡ ngàng khi nhìn
thấy cảnh nghèo nàn của “hậu phương lớn.”….. Anh Ba (Lê Duẩn ) cho mời
họ tới, đoàn gồm hai phụ nữ và ba nam. Anh Ba hỏi: ‘Các đồng chí ra thăm
miền Bắc thấy gì?’ Họ thật lòng nói, đi thăm chợ Đồng Xuân mà không
thấy hàng hóa gì cả, miền Bắc nghèo quá “.
Miền Nam : “Hỏa Lò “,tác giả Nguyễn Chí Thiện: “Đất nước thống nhất,
tôi có dịp đi công tác vào Nam ngay. Qua vùng đồng bằng sông Cửu Long,
tôi thấy tận mắt nông dân dùng cả gạo để nuôi lợn. Quá no đủ. Đầy tình
người. Đặt chân tới thành phố Sàigòn, tôi giật mình. Phồn thịnh quá,
hạnh phúc quá! Trẻ con ngoan ngoãn, lễ phép. Hóa ra tuyên truyền toàn bố
láo. Cả một cuộc sống như vậy mà không biết giữ lấy. Thật đáng tiếc!
Thật đáng trách! “.
Trần Mạnh Hảo, từ rừng Lộc Ninh vào đã viết cảm tưởng của ông như sau :
« Ngày 30/4/1975, từ rừng Lộc Ninh về Sài Gòn, chưa kịp hoàn hồn, tôi
đã bị Sài Gòn đánh chiếm bằng văn hóa, bằng văn học, bằng sách vở, âm
nhạc. Phạm Duy và Trịnh Công Sơn đã tái chiếm tâm hồn tôi; và hình như
tôi, đã tự nguyện quy hàng thứ âm nhạc, thứ văn học, văn hóa mà chế độ
mới đang kết án, cho là văn hóa phản động, đồi trụy. Các loại sách dịch
gần như vô tận của Sài Gòn còn sót lại sau đại họa đốt sách của chế độ
mới đã xâm lược đầu óc tôi, giải phóng tôi thoát khỏi ngục tù của dốt
nát, của u mê, của cuồng tín ngớ ngẩn một thời, “bắt” tôi vào trường tự
nguyện “học tập cải tạo” đến giờ chưa chịu thả ra » .
Miền Nam : “Hỏa Lò “,tác giả Nguyễn Chí Thiện: “Đất nước thống nhất, tôi có dịp đi công tác vào Nam ngay. Qua vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôi thấy tận mắt nông dân dùng cả gạo để nuôi lợn. Quá no đủ. Đầy tình người. Đặt chân tới thành phố Sàigòn, tôi giật mình. Phồn thịnh quá, hạnh phúc quá! Trẻ con ngoan ngoãn, lễ phép. Hóa ra tuyên truyền toàn bố láo. Cả một cuộc sống như vậy mà không biết giữ lấy. Thật đáng tiếc! Thật đáng trách! “.
« Ngày 30/4/1975, từ rừng Lộc Ninh về Sài Gòn, chưa kịp hoàn hồn, tôi đã bị Sài Gòn đánh chiếm bằng văn hóa, bằng văn học, bằng sách vở, âm nhạc. Phạm Duy và Trịnh Công Sơn đã tái chiếm tâm hồn tôi; và hình như tôi, đã tự nguyện quy hàng thứ âm nhạc, thứ văn học, văn hóa mà chế độ mới đang kết án, cho là văn hóa phản động, đồi trụy. Các loại sách dịch gần như vô tận của Sài Gòn còn sót lại sau đại họa đốt sách của chế độ mới đã xâm lược đầu óc tôi, giải phóng tôi thoát khỏi ngục tù của dốt nát, của u mê, của cuồng tín ngớ ngẩn một thời, “bắt” tôi vào trường tự nguyện “học tập cải tạo” đến giờ chưa chịu thả ra » .