Số vụ Người Bảo Vệ Nhân Quyền bị tấn công gia tăng ở
Việt Nam
·
Bởi Admin
16/12/2015
0 phản hồi
Nguyễn Công Huân chuyển ngữ
Nửa cuối năm 2015 chứng kiến sự gia
tăng đáng lo ngại số lần tấn công và đe dọa bạo lực chống lại những Người Bảo
Vệ Nhân Quyền, dân oan và thành viên gia đình của họ ở Việt Nam. Tổ chức Civil
Rights Defenders kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt các cuộc tấn công và đưa
thủ phạm ra trước công lý, phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế về Quyền Con Người
của Việt Nam.

Số vụ tấn công và số người bị ảnh
hưởng tăng lên trong nửa cuối năm 2015, so với nửa đầu.
Từ tháng 6 tới giữa tháng 12, ít
nhất 22 vụ tấn công bạo lực đã được ghi lại trên khắp cả nước, ảnh hưởng ít
nhất 42 người (xem dòng thời gian dưới đây). Con số này tăng lên so với giai
đoạn tháng 1 tới tháng 5, trong đó có 14 vụ tấn công và 27 người bị ảnh hưởng
đã được ghi nhận. Nhiều vụ tấn công được thực hiện nay giữa ban ngày bởi lực
lượng công an hoặc các nhân viên mặc thường phục. Trong một số trường hợp, gia
đình của người bảo vệ nhân quyền là đối tượng bị hướng tới. Trong sự việc gần
đây nhất, ngày 6 tháng 12, một nhóm gồm 20 người bịt mặt đã tấn công và cướp
tài sản của luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và ba nhà hoạt động khác tại tỉnh
Nghệ An, sau khi Đài nói chuyện tại một hội thảo về quyền con người có sự tham
gia của người dân địa phương và một số nhà hoạt động khác. Nguyễn Văn Đài còn bị
tấn công ngay tại nhà riêng ở Hà Nội vào tháng 1 năm nay bởi một nhóm người
không rõ danh tính.
”Những vi phạm quyền an toàn cá nhân
trắng trợn này để lại đằng sau những vệt máu gây ảnh hưởng rất lớn đến vị thế
của Việt Nam như một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, và một
quốc gia thành viên của hàng loạt công ước quốc tế về nhân quyền,” bà Marie
Månson, Giám đốc Chương Trình Người Bảo Vệ Nhân Quyền Đang Bị Đe Dọa của Civil
Rights Defenders, nói. Việt Nam đã bỏ phiếu trắng đối với dự thảo nghị quyết
của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về việc công nhận và bảo vệ những Người Bảo Vệ
Nhân Quyền được đưa ra vào tháng trước tại Ủy ban. Nghị quyết này sẽ được đưa
lên lần bỏ phiếu thứ hai (và cũng là lần cuối cùng) vào 17/12 này tại New York.
Không có cuộc điều tra đáng tin cậy,
minh bạch và toàn diện nào vào các cuộc tấn công trắng trợn nói trên. Vào 3/11,
một nhóm đã tấn công và làm bị thương luật sư nhân quyền Trần Thu Nam và Lê Văn
Luân tại Hà Nội sau khi những luật sư này gặp gỡ với thân chủ trong một vụ chết
người trong trại tạm giam của Bộ Công An. Các luật sư cho biết họ nhận diện
được một cảnh sát viên mặc thường phục trong đám người tấn công họ. Một tuần
sau, Công an Hà Nội tuyên bố họ đã thực hiện việc điều tra, và chối không có sự
tham gia của lực lượng công an, và nói rằng vụ tấn công xuất phát từ một ”tranh
cãi trong khi giao thông” giữa đám người kia và hai luật sư.
Ít nhất 28 người bảo vệ nhân quyền
và dân oan được biết đến là đã bị bắt giữ và tra hỏi một cách tùy tiện bởi công
an trong cùng thời gian này, bao gồm blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người nhận
giải thưởng Người Bảo Vệ Nhân Quyền của Năm 2015. Chị Quỳnh không có mặt tại lễ
trao thưởng vì những cấm đoán đối với quyền tự do đi lại của chị. Chị cũng bị
tấn công là làm bị thương bởi cảnh sát vào tháng 7 trong một buổi tuần hành ôn
hòa.
”Các nước quan tâm cần phải nói cho
chính quyền Việt Nam biết rõ rằng những người bảo vệ nhân quyền xứng đáng được
tôn trọng và bảo vệ, không phải là để đấm đá, vì những công việc chính đáng và
quan trọng của họ.” Bà Marie Månson kêu gọi.
Bối cảnh
Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Quốc
tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Công ước chống tra tấn và các
hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (CAT). Điều 9
của ICCPR đảm bảo quyền an ninh của cá nhân. Điều 7 của ICCPR và CAT đảm bảo
quyền không bị tra tấn hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục. Do đó Việt
Nam có nghĩa vụ phải tích cực ngăn chặn, điều tra và đem những người có trách
nhiệm trong các vụ vi phạm này ra trước công lý.
Khi hồ sơ nhân quyền của Việt Nam
được các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc xem xét năm 2014 trong kỳ Kiểm Định
Định Kỳ Phổ Quát (UPR), Việt Nam đã đồng ý thực hiện một số khuyến nghị nhân
quyền, bao gồm đảm bảo một môi trường ”thuận lợi”, ”thân thiện” và ”an toàn và
tạo điều kiện cho” người bảo vệ nhân quyền và các tổ chức xã hội dân sự. Trong
một tuyên bố kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Quốc Tế tuần trước, Thứ trưởng Bộ ngoại
giao Hà Kim Ngọc cho biết rằng Việt Nam "kiên định theo đuổi chính sách
bảo đảm thực thi đầy đủ các quyền và tự do cơ bản cho mỗi công dân."
Ngoài các vụ tấn công bạo lực, còn
nhiều người bảo vệ nhân quyền và chỉ trích chính phủ vẫn đang ở trong tù sau
khi bị kết án trong những phiên tòa không công bằng dưới các điều khoản rộng và
mơ hồ của Bộ Luật Hình Sự. Nhiều nhà hoạt động và blogger đang bị tạm giam chờ
xét xử, trong đó có blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), và trợ lý Nguyễn Thị
Minh Thúy, cựu tù nhân lương tâm Trần Anh Kim, và blogger Nguyễn Đình Ngọc
(Nguyễn Ngọc Già).
Những điều khoản luật pháp đầy kẽ hở
thường được dùng để truy tố các nhà hoạt động vẫn được giữ nguyên vẹn trong Bộ
Luật Hình Sự sửa đổi gần đây, được thông qua vào cuối tháng 11/2015 và có hiệu
lực từ 1/7/2016. Quốc hội đang xem xét một dự thảo luật về hội trong đó có quy
định rất hạn chế và những yêu cầu quá đáng [để có thể thành lập được hội /
nhóm], điều này hoàn toàn không phù hợp với các nghĩa vụ về bảo vệ và thúc đẩy
quyền tự do lập hội của Việt Nam.
Chủ đề: Chính trị - xã hội
Từ khóa: Civil Rights Defenders, Nguyễn
Văn Đài, Anh Ba Sàm, Nguyễn Ngọc Nhưu Quỳnh, Trần
Kim Anh, Nguyễn Ngọc Già, Người bảo vệ nhân quyền
- See more at:
https://www.danluan.org/tin-tuc/20151216/so-vu-nguoi-bao-ve-nhan-quyen-bi-tan-cong-gia-tang-o-viet-nam#sthash.DYIH9FSn.dpuf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét