Thưa quý độc giả,
Dù bài viết được đánh giá là xuất sắc, chứa đựng nhiều “Sự Thực không
thể chối bỏ”(!), chúng ta cũng nên bình tâm, đọc thêm nhiều tài liệu
cuả những người hiện đang còn sống, có tên tuổi và có liên hệ xa, gần
đến những cái chết cuả một số nạn nhân. Chúng ta cũng nên đặt mình vào
vị trí cuả những người ủng hộ MT trong thời điểm MT mới thành lập. Đặc
biệt là những người lính từng trực tiếp cầm súng ngoài mặt trận và gia
đình họ, những người bị hy sinh nhiều nhất trong cuộc chiến và một số
không nhỏ người dân vốn đã mất thiện cảm với một số báo, một số ký giả
của làng báo Sài Gòn lúc trước.
Không vơ đũa cả nắm, nhưng phải công nhận rằng, một số “nhà báo”
trong thời hỗn loạn sau cuộc đảo chính Đệ Nhất Cộng Hoà đã lạm dụng tự
do ngôn luận, đã đánh mất tư cách đạo đức! Nhìn chính quyền Đệ Nhị Cộng
Hoà chống đỡ vất vả với giới báo chí thời đó, người ta có cảm tưởng họ,
làng báo Sài Gòn, chống chính quyền hơn … chống Cộng Sản! Khi người lính
đang hàng ngày đối mặt với cái chết thì hâu phương bị một số tầng lớp,
hay nghề nghiệp bị CS lũng đoạn, dù đôi khi chỉ là vô tình, như sinh
viên, học sinh, báo chí và một số tôn giáo làm rối loạn. Những hành động
quá trớn làm cho người ta tưởng rằng VNCH đang trong thời bình chứ
không phải đang một sống, một chết với kẻ thù . Có ai quên được những
ngày, từ ông chủ tịch Văn Bút đến giới báo chí xuống đường chống đối
chính quyền dữ dội vì một tên Cộng Sản nằm vùng Vũ Hạnh bị chính quyền
bắt giam?
Khi thoát ra hải ngoại, một số “nhà báo’ vẫn hành xử theo cung cách
xưa, vẫn cái “mửng” cũ. Phải chăng đây là những mầm mống gieo tại hoạ
cho họ?
1) Báo Văn Nghệ Tiền Phong với Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng làm chủ, nơi mà Tú Rua Lê Triết cộng tác để rối bị thảm sát.
Độc giả nên đọc qua ba bài viết cuả 3 người từng cộng tác với VNTP, hy
vọng tìm ra một trong những câu trả lời cho câu hỏi tại sao Lê Triết bị
sát hại:
***Nhà văn Sơn Tùng với Ông Nguyễn Thanh Hoàng và tờ Văn Nghệ Tiền Phong.
(chungtoimuontưdo.wordpress.com/2012/07/07/son-tung-voi-ong-nguyen-thanh-hoang-va-to-van-nghe-tien-phong/).
***Nhà văn, nhà giáo Tạ Quang Khôi.
(taquang khoi.blogspost.com/2012/05/nhat-bao-ngon-luan-va-tuan-bao-van-nghe.html)
***Nhà báo lão thành Hoàng Xuyên. Phỏng vấn cuả Tân Dân được trang Ba
Cây Trúc đăng trong tuần qua với tựa đề :” phỏng vấn ông Hoàng Xuyên về
‘Chiến Khu Hoàng Cơ Minh’ ” (xin lật lại những trang được đăng những
ngày trước).
2) Về cái chết cuả ký giả kiêm chủ báo Đạm Phong.
Có 2 điều quan trọng xin độc giả lưu ý:
* Ngày thành lập “chính thức ” cuả Mặt Trận, tháng 7/1981. Theo
Nguyễn Văn Thành thì đầu năm 1982 mới hoạt động, hay theo báo chí VC thì
ngày 30/4/1980 một số phần tử cốt cán đã gặp nhau ở Miền Nam California
để dựng lên cái gọi là MTQGGPVN. Dù thời điểm bất nhất nhưng cứ cho là
khoảng tháng 7/1981.
* Ngày ký giả kiêm chủ báo Đạm Phong bị sát hại, 22/8/1982. Có nghiã là MT mới chỉ hoạt động trong vòng 1 năm.
Nếu những bài báo tố cáo cuả ông Đạm Phong xảy ra những năm 1983,
1984 hoặc những năm về sau, thì còn khả dĩ nửa tin, nửa ngờ. Đằng này MT
mới chỉ thành hình, nhân sư, tổ chức, cơ sở hay địa bàn hoạt đông còn
chưa đâu vào đâu, tiền bạc ủng hộ, quyên góp còn khiêm tốn hay nói đúng
ra là chưa có… Và AI trong số những người sáng lập đã nghĩ ra hay tiên
đoán rằng sẽ thu được nhiều tiền bạc mà đi lập chiến khu giả, chống Cộng
dỏm để bịp bợm, để lừa đồng bào đang khao khát “phục quốc” như nhà báo
Đạm Phong tố cáo? Ngoài những thành viên cuả MT bất bình, tức giận với
ĐP, liệu đồng bào tỵ nạn với khí thế sôi sục chống Cộng có dễ dàng chấp
nhận những lời chỉ trích cuả nhà báo ĐP không? Đây cũng là câu trả lời
tại sao Cộng Đồng “làm thinh”, không ai tố cáo hay truyền thông tiếng
Việt không lên tiếng. Một phần vì không rõ hư thực ai là thủ phạm, một
phần vì họ “chán” cái kiểu làm báo vu khống, tống tiền, “giật gân”, câu
độc giả cuả MỘT SỐ CÁ NHÂN hay một số tờ báo trong làng báo SG thuả nào.
Duyên Anh, người viết tiểu thuyết cho thiếu niên hay THƯƠNG SINH, ký
giả, kẻ chửi bất cứ ai, không kể đúng sai mới là người ..bị đánh vỡ hàm?
Cho nên những cái chết cuả Dương Trọng Lâm, thậm chí cuả ông Đạm Phong
vẫn có những người “hả hê” (chữ cuả thạch Đạt Lang) là điều có thể hiểu
được.
Dù bài viết được đánh giá là xuất sắc, chứa đựng nhiều “Sự Thực không thể chối bỏ”(!), chúng ta cũng nên bình tâm, đọc thêm nhiều tài liệu cuả những người hiện đang còn sống, có tên tuổi và có liên hệ xa, gần đến những cái chết cuả một số nạn nhân. Chúng ta cũng nên đặt mình vào vị trí cuả những người ủng hộ MT trong thời điểm MT mới thành lập. Đặc biệt là những người lính từng trực tiếp cầm súng ngoài mặt trận và gia đình họ, những người bị hy sinh nhiều nhất trong cuộc chiến và một số không nhỏ người dân vốn đã mất thiện cảm với một số báo, một số ký giả của làng báo Sài Gòn lúc trước.
Không vơ đũa cả nắm, nhưng phải công nhận rằng, một số “nhà báo” trong thời hỗn loạn sau cuộc đảo chính Đệ Nhất Cộng Hoà đã lạm dụng tự do ngôn luận, đã đánh mất tư cách đạo đức! Nhìn chính quyền Đệ Nhị Cộng Hoà chống đỡ vất vả với giới báo chí thời đó, người ta có cảm tưởng họ, làng báo Sài Gòn, chống chính quyền hơn … chống Cộng Sản! Khi người lính đang hàng ngày đối mặt với cái chết thì hâu phương bị một số tầng lớp, hay nghề nghiệp bị CS lũng đoạn, dù đôi khi chỉ là vô tình, như sinh viên, học sinh, báo chí và một số tôn giáo làm rối loạn. Những hành động quá trớn làm cho người ta tưởng rằng VNCH đang trong thời bình chứ không phải đang một sống, một chết với kẻ thù . Có ai quên được những ngày, từ ông chủ tịch Văn Bút đến giới báo chí xuống đường chống đối chính quyền dữ dội vì một tên Cộng Sản nằm vùng Vũ Hạnh bị chính quyền bắt giam?
Khi thoát ra hải ngoại, một số “nhà báo’ vẫn hành xử theo cung cách xưa, vẫn cái “mửng” cũ. Phải chăng đây là những mầm mống gieo tại hoạ cho họ?
1) Báo Văn Nghệ Tiền Phong với Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng làm chủ, nơi mà Tú Rua Lê Triết cộng tác để rối bị thảm sát.
Độc giả nên đọc qua ba bài viết cuả 3 người từng cộng tác với VNTP, hy vọng tìm ra một trong những câu trả lời cho câu hỏi tại sao Lê Triết bị sát hại:
***Nhà văn Sơn Tùng với Ông Nguyễn Thanh Hoàng và tờ Văn Nghệ Tiền Phong.
(chungtoimuontưdo.wordpress.com/2012/07/07/son-tung-voi-ong-nguyen-thanh-hoang-va-to-van-nghe-tien-phong/).
***Nhà văn, nhà giáo Tạ Quang Khôi.
(taquang khoi.blogspost.com/2012/05/nhat-bao-ngon-luan-va-tuan-bao-van-nghe.html)
***Nhà báo lão thành Hoàng Xuyên. Phỏng vấn cuả Tân Dân được trang Ba Cây Trúc đăng trong tuần qua với tựa đề :” phỏng vấn ông Hoàng Xuyên về ‘Chiến Khu Hoàng Cơ Minh’ ” (xin lật lại những trang được đăng những ngày trước).
2) Về cái chết cuả ký giả kiêm chủ báo Đạm Phong.
Có 2 điều quan trọng xin độc giả lưu ý:
* Ngày thành lập “chính thức ” cuả Mặt Trận, tháng 7/1981. Theo Nguyễn Văn Thành thì đầu năm 1982 mới hoạt động, hay theo báo chí VC thì ngày 30/4/1980 một số phần tử cốt cán đã gặp nhau ở Miền Nam California để dựng lên cái gọi là MTQGGPVN. Dù thời điểm bất nhất nhưng cứ cho là khoảng tháng 7/1981.
* Ngày ký giả kiêm chủ báo Đạm Phong bị sát hại, 22/8/1982. Có nghiã là MT mới chỉ hoạt động trong vòng 1 năm.
Nếu những bài báo tố cáo cuả ông Đạm Phong xảy ra những năm 1983, 1984 hoặc những năm về sau, thì còn khả dĩ nửa tin, nửa ngờ. Đằng này MT mới chỉ thành hình, nhân sư, tổ chức, cơ sở hay địa bàn hoạt đông còn chưa đâu vào đâu, tiền bạc ủng hộ, quyên góp còn khiêm tốn hay nói đúng ra là chưa có… Và AI trong số những người sáng lập đã nghĩ ra hay tiên đoán rằng sẽ thu được nhiều tiền bạc mà đi lập chiến khu giả, chống Cộng dỏm để bịp bợm, để lừa đồng bào đang khao khát “phục quốc” như nhà báo Đạm Phong tố cáo? Ngoài những thành viên cuả MT bất bình, tức giận với ĐP, liệu đồng bào tỵ nạn với khí thế sôi sục chống Cộng có dễ dàng chấp nhận những lời chỉ trích cuả nhà báo ĐP không? Đây cũng là câu trả lời tại sao Cộng Đồng “làm thinh”, không ai tố cáo hay truyền thông tiếng Việt không lên tiếng. Một phần vì không rõ hư thực ai là thủ phạm, một phần vì họ “chán” cái kiểu làm báo vu khống, tống tiền, “giật gân”, câu độc giả cuả MỘT SỐ CÁ NHÂN hay một số tờ báo trong làng báo SG thuả nào. Duyên Anh, người viết tiểu thuyết cho thiếu niên hay THƯƠNG SINH, ký giả, kẻ chửi bất cứ ai, không kể đúng sai mới là người ..bị đánh vỡ hàm? Cho nên những cái chết cuả Dương Trọng Lâm, thậm chí cuả ông Đạm Phong vẫn có những người “hả hê” (chữ cuả thạch Đạt Lang) là điều có thể hiểu được.